You dont have javascript enabled! Please enable it! Xét nghiệm Estrogen - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNội khoa

Xét nghiệm Estrogen

Amylin: vai trò sinh lý và ứng dụng của Amylin Analog trong điều trị bệnh tiểu đường
Kiểm soát đau cấp tính ở người lớn
Bệnh học thực quản
Các xét nghiệm đông máu: Flow cytometry
Các cơ chế gây hạ calci máu ở bệnh nhân sử dụng thuốc PPI (ức chế bơm proton)

Estrogen có mặt trong cơ thể dưới ba dạng: Hai dạng estrogen chính có hoạt tính sinh học ở các phụ nữ không có thai là estron (E1) và estradiol (E2). Dạng estrogen thứ ba có hoạt tính sinh học là estriol (E3) là estrogen chính ở các phụ nữ có thai song lại không đóng vai trò có ý nghĩa gì ở nữ không có thai và nam giới, Estrogen được sản xuất từ 3 nguồn là: Vỏ thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn. Xác định nồng độ estrogen Cá thể được sử dụng để đánh giá tình trạng của cả ba tuyến nội tiết nói trên.

Estrogen tham gia vào sự phát triển và duy trì kiểu hình nữ, tình trạng chín của các tế bào mầm, và thai nghén. Hormon này cũng có vai trò quan trọng đối với nhiều quá trình khác không liên quan với tính đặc hiệu giới tính như sự tăng trưởng, tình trạng trưởng thành của hệ thống thần kinh, chuyên hóa và tái cấu trúc xương và tỉnh đáp ứng của tế bào nội mạch.

Estriol (E3) được theo dõi trong khi có thai để đánh giá thai và chức năng nhau thai. Estriol, cùng với alpha-letoprotein (AFP) và human chormonic gonadotropin (HCG) được xác định như “bộ ba chỉ dấu sinh học” giúp đánh giả nguy cơ thai bị các bất thường di truyền (như hội chứng Down) ở các phụ nữ có thai,

Estradiol (E2) hay estradiol 17 beta là dạng estrogen nội sinh có hoạt lực mạnh nhất, kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung. Hormon này ức chế sự sản xuất hormon kích thích nang trứng (folicle-simulating hormone [FSH]) và kích thích sản xuất hormon tạo hoàng thể (luteinizing hormone [LH])

Estron (E1) là một estrogen có hoạt tính sinh học mạnh hơn so với estriol (E3) Song yếu hơn so với estradiol (E2). Hormon này có thể do buồng trúng tiết ra trực tiếp (với một hàm lượng rất thấp) còn chủ yếu là do một chất tiền thân (A-4-androstenedion) chuyển đổi thành ở gan và các mô mỡ. Eston được chuyển đổi thành estron sulfat và chất này đóng vai trò như một kho dự trữ đo nỏ có thể được chuyển đổi ngược thành estradiol có hoạt tính mạnh hơn khi cần. Estron là estrogen chính lưu hành trong tuần hoàn ở nữ giới sau giai đoạn mãn kinh. Ở các phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ eston nói chung diễn biến song song với nồng độ estradiol, nồng độ này tăng lên dần trong giai đoạn tạo nang buồng trứng và đạt tới nồng độ đỉnh ngay trước thời gian rụng trứng, với định tăng thứ hai nhưng nhỏ hơn trong giai đoạn hoàng thể. Sau khi mãn kinh, nồng độ estron không bị giảm đi một cách kịch tính như nồng độ estradiol, có lẽ do tăng chuyển đổi từ androstenedion thành estròn, Chức năng của họôn này chưa hoàn toàn đưỢc biệt rõ, Song Lăng nồng độ estron khi không được progesteron đối kháng lại cho thấy là kết hợp với gia tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung. Nồng độ estron Có thể được sử dụng để giúp ích cho chẩn đoán khối u buồng trứng, hội chứng Turner, suy chức năng tuyến yên, vú to nam giới và mãn kinh.

1. Estrogen toàn phần: Để đánh giá tình trạng estrogen tổng thể ở nam hoặc nữ.

2. Estriol: Để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

3. Estradiol:

– Để xác định chức năng buồng trứng của người phụ nữ ngoài thời gian có thai và để chẩn đoán nguyên nhân dậy thì sớm ở nữ.

– Để tìm kiếm tình trạng bài xuất bất thường estrogen ở nam có bệnh cảnh vú to.

4. Estron

– Để thăm dò tình trạng estrogen của phụ nữ nhất là ở giai đoạn mãn kinh

– Để chẩn đoán dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn ở nữ.

– Quy trình thăm dò chẩn đoán các rối loạn chuyển hóa steroid sinh dục bị nghi vấn.

– Trong đánh giá nguy cơ gãy xương ở nữ tuổi mãn kinh.

– Máu: XN được thực hiện trên huyết thanh và huyết tương. Không nhất thiết yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.

Nếu có thể được, yêu cầu BN ngừng dùng tất cả các thuốc có thể làm thay đổi kết quả XN.

– Nước tiểu: Thu nước tiểu 24h vào bình chứa thích hợp có chất bảo quản là acid boric.

– Giá trị bình thường thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm (liên quan với phương pháp định lượng, thuốc thử và máy xét nghiệm).

– Estrogen toàn phần trong máu (Bảng 1):

  • Nữ

o Thời kỳ tiền mãn kinh: 23 – 261 pg/mL hay 84 – 1325 pmol/L

o Thời kỳ mãn kinh: <340 pg/mL hay<110 pmol/L.

o Thời kỳ trước dậy thì: < 20 pg/mL hay < 73 pmol/L.

  • Nam: < 50 pg/mL hay < 184 pmol/L.

– Estrogen toàn phần trong nước tiểu:

  • Nữ

o Thời kỳ tiền mãn kinh: 18 – 80 mg/24h hay 55 – 294 nmol/ngày.

Thời kỳ mãn kinh:< 20 kg/24h hay< 73 nmol/ngày.

  • Nam: <15 – 40 ug/24h hay < 55 – 147 nmol/ngày.

– Estriol máu:

o Phụ nữ không có thai: 8 – 10 ng/L hay 28 – 34 pmol/L

o Trong thời gian mang thai: Estriol bắt đầu phát hiện được vào tuần mang thai thứ 9 và nồng độ này tăng lên dần theo tuổi thai tới một giá trị cuối cùng lên tới 15.000 ng/L hay 52.050 pmol/L. 

– Estradiol máu:

  • Nữ

o Ngoài thời gian mang thai: có thể thay đổi theo giai đoạn hoạt động sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt:

o Giai đoạn tạo nang buồng trứng: 20 – 120 ng/L hay 73 . 440 pmol/L

o Giai đoạn tạo hoàng thể: 80 – 200 mg/L hay 294 – 734 pmol/L.

o Thời kỳ mãn kinh: < 30 ng/L hay< 11 pmol/L.

  • Nam: < 30 ng/L hay < 11 pmol/L.

– Estron máu: Thời kỳ mãn kinh: 40 ng/L hay 148 pmol/L.

Tăng nồng độ estrogen toàn phần 

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

– Các khối u buồng trứng tiết estrogen (Vd: khối u tế bào granulosa, u tế bào theca, u tế bào hoàng thể [luteoma]).

– Thứ phát do kích thích bởi các tế bào sản xuất hCG (Vd: u quái [teratoma], ung thư biểu mô u quái [teratocarcinoma]).

– Tăng sản thượng thận (adrenal hyperplasia).

– Xơ gan, suy gan.

– Hội chứng Klinefelter

– Thai nghén bình thường.

– Dậy thì sớm.

– Suy thận.

– Khối u tinh hoàn.

– Chứng vú to nam giới.

Giảm nồng độ estrogen toàn phần 

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

Vô kinh nguyên phát (primary amenorrhea).

– Suy chức năng buồng trứng (ovarian failure).

– Giảm chức năng buồng trứng tiên phát (primary hypofunction of ovary):

  • Viêm buồng trứng do bệnh tự miễn (autoimmune sophoritis) là nguyên nhân thường gặp nhất; thường được kết hợp với các bệnh lý nội tiết tự miễn khác (Vd: viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison, ĐTĐ typ 1) và có thể khiến bệnh nhân bị mãn kinh sớm.
  • Hội chứng kháng buồng trứng (resistant ovary syndrome). Độc tố (Vd: tia xạ, điều trị hóa chất).
  • Nhiễm trùng (Vd: quai bị).

– Hội chứng Stein-Leventhal (hay hội chứng buồng trứng đa nang).

– Di truyền (Vd: Hội chứng Turner),

– Mãn kinh.

– Giảm chức năng buồng trứng thứ phát (secondary hypofunction of ovary):

  • Các rối loạn trục dưới đồi- tuyến yên.
  • Chán ăn do tỉnh thần (anorexia nervosa).
  • Giảm năng tuyển sinh dục (hypogonadism).
  • Suy chức năng tuyến giáp (hypopituitarism).

Tăng nồng độ estradiol máu 

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Tình trạng nữ hóa (feminization) ở trẻ em.

– Các u buồng trứng tiết estrogen.

– Chứng vú to nam giới.

– Xơ gan.

– Cường giáp.

Giảm nồng độ estradiol máu 

Nguyên nhân chính thường gặp là: 

– Giảm chức năng sinh dục tiên phát hoặc thứ phát.

Tăng nồng độ estron máu 

Các nguyên nhân chỉnh thường gặp là:

– Có thể gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang, khối u sản xuất androgen hoặc khối u sản xuất estrogen.

– Có thể tăng trong các trường hợp chảy máu âm đạo ở các phụ nữ tuổi sau mãn kinh do tình trạng chuyển đổi của steroid androgenic ngoại biên. Tăng nồng độ estron có thể được kết hợp với tăng nồng độ các androgen lưu hành và tình trạng chuyển đổi tiếp sau đó của các hormon này.

Giảm nồng độ estron máu 

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

– Rối loạn chuyển hóa steroid sinh dục mang tính di truyền.

– Hội chứng nữ hóa còn tinh hoàn (testicular feminization).

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XN.

– Có tình trạng giao động đáng kể theo nhịp ngày đêm trong nồng độ estron huyết tương.

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ estrogen là: Ampicillin, cascara, diethyl stibestrol, estrogen, hydrochlorothiazid, meprobamat, thuốc ngừa thai uống, phenazopyridin, prochlorperazin, tetracyclin.

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ estrogen là: Clomiphen, dexamethason, các thuốc ức chế estrogen.

1. XN định lượng nồng độ estrogen toàn phần máu hữu ích trong đánh giá tổng thể tình trạng estrogen ở nam và nữ, song khi nhận định kết quả cần được xem xét tùy theo pha trong chu kỳ kinh nguyệt.

2. Nồng độ estradiol được sử dụng để đánh giá chức năng buồng trứng

– XN này thường được sử dụng để xác định tình trạng mất kinh (amenorrhea) là do mãn kinh, có thai hay do một vấn đề nội khoa gây nên. Kết quả XN nồng độ estradiol cần được phân tích theo chu kỳ kinh nguyệt của BN và nồng độ FSH và LH.

  • Một nồng độ estradiol rất cao đi kèm với nồng độ FSH và LH tăng cao: BN có thể ở giai đoạn đỉnh rụng trứng.
  • Một nồng độ estradiol rất thấp đi kèm với nồng độ FSH và LH tăng cao: BN ở giai đoạn mãn kinh hay bị một bệnh lý buồng trứmg.

– Ở các BN hiếm muộn, tiến hành định lượng nồng độ estradiol định kỳ trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.

– Định lượng nồng độ estradiol cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị hormon thay thế.

– Một nồng độ estradiol tăng cao ở nam giới có tình trạng vú to (gynecomastie) có thể là bằng chứng gợi ý có bệnh lý khối u tiết estrogen.

3. Nồng độ estriol chủ yếu được sử dụng để:

– Theo dõi các thai nghén bệnh lý (Vd: thai kém phát triển [hypotrophie foetale), nguy cơ xảy thai, bệnh thận thai nghén (néphropathie gravidique]).

– XN này cũng có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng thai nghén ở BN bị ĐTĐ.

4. Nồng độ estron thường được định lượng trong các trường hợp:

– Ung thư sinh dục ở phụ nữ để đánh giá khối u có thuộc loại phụ thuộc homon (hormonodépendance) hay không.

Hội chứng buồng trứng đa nang (polykystose ovarienne syndrome).

Các thuốc viên ngừa thai có thể gây ức chế tình trạng tăng sinh lý các hormon này ở bệnh nhân

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn