You dont have javascript enabled! Please enable it! Xét nghiệm Carboxyhemoglobin (COHb hay Hbco) - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNội khoa

Xét nghiệm Carboxyhemoglobin (COHb hay Hbco)

Phác đồ chẩn đoán và điều trị xuất huyết não
Hội chứng rối loạn sinh tuỷ tiền lơ xê mi – Bài giảng Đại học Y Hà Nội
Bài giảng Chiến lược tầm soát ung thư vú
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
Đái tháo nhạt trung ương – Tiếp cận chẩn đoán và điều trị

Carbon monoxid (CO) là một chất khi không màu, không mùi được tìm thấy trong khói thuốc lá, khí thải ô tô, khói chảy trong môi trường thông khi kém, các lò sưởi hoạt động chức năng không tốt và các thiết bị đốt gaz không cháy hết (như lò gốm). Khi hemoglobin máu tiếp xúc với CO trong khi hít vào, carboxyhemoglobin được hình thành.Ái lực của CO với hemoglobin mạnh gấp 200 lần áp lực với oxy, vì vậy sau khi gắn với carbon monoxid, hemoglobin mất khả năng gắn và vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể (Vd: não) gây tình trạng giảm oxy mô (hypoxia)

Carboxyhemoglobin (COHb) được hình thành trong ngộ độc khí CO. Nồng độ COHb được sử dụng để lượng giá mức độ nặng của ngộ độc CO. Các triệu chứng của ngộ độc khi có biến đổi tuỳ theo nồng độ carboxyhemoglobin. Nồng độ carboxythemoglobin từ 20 – 30% sẽ gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn và suy giảm khả năng tư duy. Nồng độ carboxyhemoglobin từ 30 – 40% sẽ gây lú lẫn, yếu cơ, thở nhanh, tụt huyết áp và nhịp tim nhanh. Khi nồng độ carboxyhemoglobin lên tới 50 – 60%, bệnh nhân sẽ bị mất ý thức và có thể xuất hiện cơn co giật. Khi nồng độ carboxyhemoglobin > 60% tình trạng ngừng thở và tử vong có thể xảy ra.

Để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp ngộ độc khí CO,

Xét nghiệm được tiến hành trên máu toàn phần. Mẫu máu được lấy vào ống nghiệm có EDTA.

Không nhất thiết yêu cầu BN cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN, BN không được phép hút thuốc trước khi lấy mẫu XN.

Phương pháp đo quang phổ nhiều bước sóng.

– Người không hút thuốc: < 3% hemoglobin toàn phần. 

– Người hút thuốc (1-2 bao/ngày): 4 – 5% hemoglobin toàn phần.

– Người nghiện thuốc lá nặng (> 2 bao ngày): 8 – 10% hemoglobin toàn phần. 

– Trẻ sơ sinh: 10 – 12% hemoglobin toàn phần.

Tăng nồng độ carboxyhemoglobin máu 

Nguyên nhân chính thường gặp là: 

– Ngộ độc carbon monoxid. 

– Các nguyên nhân khác

  • Bệnh lý tan máu,
  • Có máu trong lòng ruột. 
  • Phản ứng của vi khuẩn ruột. 
  • Giảm khẩu phần calo.
  • Sau gắng sức.

– Có khoảng chồng chéo giữa giá trị nồng độ carboxyhemoglobin ở người nghiện thuốc lá mạn tính với giá trị nồng độ hemoglobin ở đối tượng bị ngộ độc khí CO do tai nạn

– Điều trị bằng oxy liều cao trước khi lấy máu XN có thể làm giảm

mức độ nặng của tình trạng carboxyhemoglobin. 

– Nồng độ COHb giảm đi với tốc độ khoảng 15% mỗi giờ khi bệnh nhân được đưa ra khỏi môi trường bị nhiễm khí độc

  1. XN không thể thiếu để chẩn đoán và nhất là để theo dõi các trường hợp ngộ độc khí CO, sau khi đã tiến hành cho BN thở oxy liều cao hay oxy cao áp (oxygenotherapie hyperbare). 
  2. XN có thể được áp dụng hữu ích để phát hiện các BN nghiện thuốc lá lâu ngày và có thể có tình trạng ngộ độc CO mạn tính.
  1. Không thể sử dụng XN các chất khí trong máu động mạch để chẩn đoán tình trạng ngộ độc CO. Do carbon monoxid không có tác động trên lượng oxygen được hòa tan trong huyết thanh vì vậy, PO2 và độ bão hòa oxy máu sẽ bình thường. 
  2. Theo dõi độ bão hòa oxy máu mao mạch (pulse Oximetry monitoring) sẽ cung cấp kết quả bình thường giả tạo” do đầu đo độ bão hòa mạch này sẽ đọc độ bão hòa carboxy-hemoglobin như oxyhemoglobin.

– Một đối tượng nghi ngờ bị ngộ độc khí CO cần được đưa ra khỏi nơi nghi ngờ gây ngộ độc khí CO và được cho thở oxy trước khi XN đánh giá nồng độ carboxyhemoglobin. 

– Phụ nữ và trẻ em có thể có biểu hiện triệu chứng ngộ độc CO nặng nề hơn ở một mức nồng độ carboxyhemoglobin thấp hơn so với nam giới, do họ có số lượng hồng cầu thấp hơn so với nam giới.

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0