You dont have javascript enabled! Please enable it! Xét Nghiệm Alosteron - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNội khoa

Xét Nghiệm Alosteron

Phân loại và cơ chế tác dụng của kháng sinh
Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh Eczema
Viêm túi mật mạn
Lâm sàng tim mạch học: Tăng áp lực mạch phổi
Cập nhật về theo dõi và ổn định huyết động 2021

*NHẮC LẠI SINH LÝ

– Aldosteron là một corticoid chuyển hóa muối nước (mineralocorticoid) được vỏ thượng thận bài xuất. Giải phóng aldosteron được kiểm soát chủ yếu bởi hệ thống renin – angiotensin – aldosteron. Giảm thể tích dịch ngoài tế bào gây giảm dòng máu tới thận và tình trạng này sẽ kích thích thận sản xuất và bài xuất renin. Renin tác động trên angiotensinogen để hình thành angiotensin I, chất này khi có mặt angiotensin – coverting enzym (ACE), được chuyển đổi thành angiotensin II. Angiotensin II kích thích vỏ thượng thận tăng sản xuất aldosteron.

– Aldosteron gây các tác động tại các ống lượn xa, tại đó nó gây tăng tái hấp thu natri và clo đổng thời gây tăng bài xuất kali và ion hydrogen. Hậu quả của các tác động này là làm tăng giữ lại nước và gây tăng thể tích dịch ngoài tế bào. Tác dụng cuối cùng của các thay đổi nồng độ aldosteron là tham gia vào điều hòa huyết áp.

– Đo nồng độ aldosteron được thực hiện trên cả mẫu huyết tương và mẫu nước tiểu. Các thông tin thu được giúp ích cho chẩn đoán cường aldosteron tiên phát (do tình trạng bất thường của vỏ thượng thận gây nên) và cường aldosteron thứ phát (là tình trạng do tăng kích thích quá mức đối với vỏ thượng thận bởi một số chất như angiotensin hay ACTH gây nên).

 

*MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM

Để chẩn đoán tình trạng cường aldosteron tiên phát hay thứ phát cũng như để chẩn đoán tình trạng giảm nồng độ aldosteron máu (hypoaldosteronismes).

*CÁCH LẤY BỆNH PHẨM

– Máu: Xét nghiệm được tiến hành trên huyết tương. Đối với bệnh nhân đang nằm viện, lấy một mẫu máu khi bệnh nhân ở tư thế nằm và lấy mẫu máu thứ hai sau đó 4h khi bệnh nhân ở tư thế đứng và đi lại. Đối với bệnh nhân ngoại trú, chỉ cần lấy một mẫu máu khi bệnh nhân đang ở tư thế đứng nếu họ đã được yêu cầu duy trì tư thế này từ 2h trước.

– Cần giải thích cho bệnh nhân về ảnh hưởng của tư thế đối với kết quả xét nghiệm. Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm. Trừ khi có chỉ dẫn đặc biệt nào khác, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện chế độ ăn chứa 3g natri trong ít nhất 2 tuần trước khi xét nghiệm.

– Nước tiểu: Thu bệnh phẩm nước tiểu 24h vào một bình thu mẫu nước tiểu có chứa 1g axit boric. Nước tiểu được bảo quản trong tủ mát hay trong đá.

– Nếu có thể được, ngừng dùng tất cả các thuốc có thể có ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm trong vòng 2 tuần trước khi lấy máu xét nghiệm.

 

*GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG

– Huyết tương (tư thế đứng): 4 – 31 ng/dl hay 111 – 860 pmol/L.

– Huyết tương (tư thế nằm): < 16 ng/dl hay < 444 pmol/i.

– Bài tiết qua nước tiểu: 6 – 25μ g/ngày hay 17 – 69 nmol/ngày.

 

*TĂNG NỒNG ĐỘ ALDOSTERON MÁU

         Các nguyên nhân chính thường gặp là:

–         Tăng sản vỏ thượng thận.

–   Các khối u biểu mô tuyến sản xuất aldosteron (aldosterone – producing adenoma).

–         Xơ gan cổ chướng.

–         Suy tim ứ huyết.

–         Chảy máu.

–         Tăng kali máu.

–         Giảm natri máu.

–         Giảm thể tích máu.

–         Chế độ ăn ít natri.

–         Tăng huyết áp ác tính.

–         Hội chứng thận hư.

–         Có thai.

–         Cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn).

–         Tình trạng stress.

 

*GIẢM NỒNG ĐỘ ALDOSTERON MÁU

       Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Bệnh Addison hay suy thượng thận tiên phát

– Chế độ ăn nhiều natri.

Tăng natri máu.

– Giảm kali máu.

– Hội chứng mất muối: Vd: bệnh thận kẽ (salt-losing syndrome).

– Nhiễm trùng huyết.

-Nhiễm độc thai nghén.

*CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

– Kết quả XN có thể bị thay đổi do chế độ ăn, hoạt động thể lực, uống cam thảo và do tư thế của bệnh nhân.

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ aldosterone máu là: Corticotropin, diazoxid, thuốc lợi tiểu, hydralazin hydrochlorid, natri nitroprussỉd, thuốc ngừa thai uống, kali.

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ aldosterone là: Fludrocortison acetat, methyl dopa, các thuốc chống viêm không phải steroid, propranolol, steroid.

*LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG ALDOSTERON

– Xét nghiệm cơ bản cho phép chẩn đoán xác định tình trạng cường aldosteron: khi nồng độ aldosteron huyết tương > 100 ng/dl tình trạng cường aldosteron máu được xác nhận.

– Kết hợp với xác định hoạt độ renin huyết tương, xét nghiệm cho phép xác định tình trạng cường aldosteron này là tiên phát hay thứ phát: cường aldosteron tiên phát gây tăng nồng độ aldosteron huyết tương và hoạt độ renin huyết tương thấp.

 

*CÁC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN Y HỌC BẰNG CHỨNG

  Cường aldosteron tiên phát có thể chiếm tới 15% các BN bị tăng huyết áp,nhất là ở các đối tượng tuổi trung niên. Sử dụng chỉ số nồng độ aldosteron huyết tương / hoạt độ renin huyết tương làm ngẫu nhiên (random serum aldosteron/plasma renin activity ratio) với một điểm cắt (cut-off values) đủ cao được coi là sẽ làm tăng cơ hội chẩn đoán tình trạng này.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0