Trang chủNội khoa

Xét nghiệm Albumin

Albumin là một thành phần protein quan trọng nhất, chiếm tới 58 – 74% lượng protein toàn phần. Albumin đóng vai trò thiết yếu trong duy trì áp lực keo và tham gia vận chuyển nhiều chất trong cơ thể (ví dụ bilirubin, acid béo, thuốc và hormon). Khoảng 300 – 500g albumin được phân bố trong các dịch cơ thể, gan của một người lớn bình thường sản xuất khoảng 15g albumin mỗi ngày. Nửa đời sống của Albumin vào khoảng 20 ngày, với khoảng 4% tổng lượng albumin chứa trong cơ thể được thoái giáng hàng ngày 

Nồng độ Albumin trong huyết thanh sẽ phản ánh tốc độ tổng hợp, thoái hóa và thể tích phân bố. Quá trình tổng hợp albumin chịu tác động điều hòa của một loạt yếu tố như tình trạng dinh dưỡng, áp lực keo huyêt thanh, các cytokin và hormon

  • Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bạn bệnh nhân 
  • Để thăm dò và đánh giá các tình trạng bệnh lý mạn tính 
  • Để thăm dò và đánh giá bệnh lý gan 

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Bệnh phẩm được chứa trong ống nghiệm khô.

Không nhất thiết cần yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu XN

  • 0 – 4 tháng tuổi: 2,0 – 4,5 g/dL
  • 4 tháng – 16 tuổi: 3,2 – 5,2 g/dL
  • Người lớn (>16 tuổi): 3,5 – 4,8 g/dL hay ( 35 – 48 g/L)

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

Nguyên nhân chính thường là:

– Do gan giảm tổng hợp albumin 

  • Bệnh gan cấp và mạnh( ví dụ: nghiện rượu, xơ gan, viêm gan) 
  • Giảm hấp thu và suy dinh dưỡng 
  • Đói ăn, suy dinh dưỡng thể thiếu calo-protein 
  • Bệnh amyloidosis 
  • Các bệnh lý mạn tính 
  • Bệnh ĐTĐ 
  • Giảm nồng độ hormone tăng trưởng 
  • Suy chức năng tuyến giáp 
  • Suy thận 
  • Tình trạng không có Albumin trong máu do di truyền 

– Phản ứng pha cấp, tình trạng viêm và các bệnh lý mãn tính:

  • Cách nhiễm trùng vi khuẩn (ví dụ: Viêm túi mật cấp)
  • Bệnh lý grammaglobulin đơn dòng Clon và các bệnh lý u tân sinh khác 
  • Các nhiễm ký sinh trùng 
  • Bệnh lý ổ loét dạ dày-tá tràng 
  • Tình trạng bất động dài ngày 
  • Bệnh thấp 
  • Bệnh đau nặng 
  • Bệnh lý ung thư (ví dụ: bệnh hodgkin, bệnh lơxêmi)

– Tăng mắt Albumin qua bề mặt cơ thể 

  • Bỏng 
  • Bệnh ruột liên quan tới tình trạng tăng mẫn cảm với các chất được ăn vào (ví dụ: tăng mẫn cảm với gluten, bệnh Crohn, viêm đại tràng loétt 
  • Dò(đường tiêu hóa hoặc bạch mạch) 
  • Chảy máu 
  • Bệnh thận gây mất protein qua cầu thận 
  • Mất protein qua đường tiêu hóa
  • Bồi phụ tình trạng mất nước quá nhanh hoặc tăng gánh dịch 
  • Chọc hút dịch màng phổi hoặc dịch cổ trướng nhiều lần 
  • Chấn thương và vết thương dập nát

– Tăng dị hóa protein:

– Tăng gánh thể tích huyết tương 

  • Tình trạng thiếu máu cục bộ gây biến đổi kết quả xét nghiệm Albumin máu do trong tình trạng này khả năng gắn với kim loại của Albumin bị giảm đi 
  • Trong khi có thai, nồng độ Albumin máu giảm đi đôi chút, trái lại nồng độ các globulin tăng lên bù trừ 
  • Khi có tình trạng hòa loãng máu hoặc cô đặc máu sẽ gây biến đổi số lượng tuyệt đối các thành phần protein máu (kể cả albumin) song tỷ lệ phần trăm không thay đổi và sự biến đổi này xảy ra song song với các biến đổi giá trị hematocrit
  •  Các thuốc có thể làm biến đổi kết quả xét nghiệm bao gồm: Aspirin, Corticosteroid, estrogen, penicillin, phenytoin, procainamid, thuốc viên ngừa thai, progestin

Xét nghiệm hữu ích trong định hướng chẩn đoán rất nhiều bệnh lý

  1. Giảm nồng độ Albumin máu xuống mức < 45% so với protein toàn phần luôn có ý nghĩa bệnh lý và có thể định hướng chẩn đoán rất nhiều nguyên nhân khác song thường gặp nhất là tình trạng giảm hấp thu ( hoặc ỉa chảy mạn) và xơ gan.
  2. Tăng nồng độ Albumin máu thường ít gợi ý cho một nguyên nhân cụ thể
  • Trong thực hành lâm sàng một trong số hai thử nghiệm gắn thuốc nhuộm (dye-binding assay) – bromcresol xanh( brom – cresol green [BCG] và bromcresol tím (bromcresol purple [BCP]) được sử dụng để định hướng nồng độ Albumin máu và sự khác biệt giữa hai phương pháp này đã được ghi nhận từ lâu, Kỹ thuật sử dụng phương pháp BCG có thể bị tương tác không đặc hiệu do tình trạng gắn với protein không phải là albumin, trái lại phương pháp BCP đạt hiệu hơn. Tuy vậy phương pháp BCP đã được cho thấy là ước tính thấp hơn và thực tế nồng độ albumin máu ở các bệnh nhân nhi đang được lọc máu và các bệnh nhân bị suy thận mạn 
  • Các kháng thể kháng Albumin thường được thấy ở các bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan và rất thường gặp ở typ IgA

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0