You dont have javascript enabled! Please enable it! Vỡ niệu đạo ở trẻ em - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNHI - SƠ SINHChấn thương - Chỉnh hình

Vỡ niệu đạo ở trẻ em

Thận và niệu quản đôi
Xoắn buồng trứng ở trẻ em
Bướu tế bào mầm ở trẻ em
Bài giảng nhi khoa: Hôn mê ở trẻ em
An toàn trong phẫu thuật trẻ em

CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG

3 cơ chế:

Tổn thương niệu đạo hành do té đập vùng đáy chậu (stride hay straddle).

Tổn thương niệu đạo sau liên quan tới gãy khung chậu.

Tổn thương do thầy thuốc: thao tác  với dụng cụ, cắt da quy đầu, sau tạo hình hậu môn/trẻ không hậu môn.

LÂM SÀNG

Bệnh sử

Khai thác cơ chế chấn thương

Dấu hiệu gợi ý chấn thương niệu đạo: 

Bầm tím vùng đáy chậu

Chảy máu niệu đạo

Tiểu máu

Đau, bí tiểu

Tất cả các trường hợp gãy xương chậu ở trẻ em đều phải nghĩ tới tổn thương niệu đạo sau hoặc niệu đạo màng

Khám

Chảy máu niệu đạo, miệng sáo

Cầu bàng quang (+)

CẬN LÂM SÀNG

Nếu có một trong những triệu chứng sau (gợi ý chấn thương niệu đạo sau):

Tam chứng kinh điển:

Tụ máu vùng đáy chậu/dương vật.

Chảy máu miệng sáo/âm đạo.

Bất thường khi đi tiểu.

Khi có gãy khung chậu.

Khi X-quang nghĩ nhiều có tổn thương cổ bàng quang.

Chống chỉ định chụp X-quang niệu đạo. Có thể dùng siêu âm, X quang khung chậu nếu nghĩ có gãy xương đi kèm.

Nếu không có chống chỉ định thì chụp niệu đạo cản quang ngược dòng (RGUG) hoặc Cystography.

Trẻ gái trước và sau tuổi dậy thì, có thể chẩn đoán bằng CT, hoặc soi niệu đạo, âm đạo dưới gây mê.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

Tùy vào vị trí thương tổn.

Điều trị nhiễm trùng.

Tái lập lưu thông nước tiểu.

Phục hồi niệu đạo tổn thương.

Điều trị cụ thể

Trong chấn thương niệu đạo trước:

BN chấn thương niệu đạo có triệu chứng nên có chỉ định nhập viện theo dõi cho đến khi hết triệu chứng

Tái lập lưu thông đường tiểu bằng cách đặt sonde tiểu lại ngay, tốt nhất dưới X-quang hay nội soi, lưu 5 – 21 ngày tùy thuộc tổn thương.

Nếu không đặt lại được hoặc BN có biểu hiện chấn thương nặng (bí tiểu, tiểu máu tươi số lượng nhiều) thì chụp UCR và mổ cấp cứu ngay tạo hình niệu đạo sớm. Nếu bệnh nhi đến giai đoạn trể đã mở bàng quang ra da ở tuyến trước thì mổ tạo hình niệu đạo sau 10-14 ngày.

Chấn thương niệu đạo sau: 

Giai đoạn cấp cứu: mở bàng quang ra da, nối niệu đạo bị đứt trên thông siliconnếu được (bắt buột nối niệu đạo ngay ở trẻ gái),giải quyết vấn đề thương tổn ổ bụng, mở hậu môn nhân tạo kiểu cắt rời nếu có tổn thương vùng đáy chậu.

Giai đoạn bệnh nhi đến trể, đã được mở bàng quang ở tuyến trước thì phẫu thuật tạo hình niệu đạo thực hiện 3 tháng sau.(thời gian lành xương chậu và bệnh nhi có thể nằm tư thế sản phụ khoa để mổ).

BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

Hẹp niệu đạo

Xẻ niệu đạo đoạn hẹp qua nội soi, lưu thông tiểu 2 – 3 ngày, nếu tái phát có thể xẻ lại 2 – 3 lần, nếu vẫn tái phát lại xem như thất bại với phương pháp này.

Tạo hình niệu đạo. Đòi hỏi phải xác định được chiều dài và mức độ của đoạn hẹp:

Xẻ ngang (excision) đoạn hẹp, di động hai đầu nối tận

Xẻ dọc (laying open) và đặt lên trên đó 1 mảnh ghép (onlay graft).

Rối loạn đi tiểu hay rối loạn cương

Phục hồi cổ bàng quang, sling, đặt cơ vòng nhân tạo.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0