Trang chủDị ứng - Miễn dịch Lâm sàng

Viêm gan tự miễn (Autoimmune hepatitis)

Đại cương

Viêm gan tự miễn (VGTM) được mô tả lần đầu tiên bởi Waldenstrom và Henry George Kunkel cách đây hơn 50 năm, là nguyên nhân của 20% các trường hợp viêm gan mạn tính.

VGTM có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là nhóm tuổi 10 – 30. Độ lưu hành của bệnh ở người da trắng là 50 – 200 trường hợp/ 1.000.000 dân,hay gặp ở nữ giới (tỉ lệ nữ / nam là 4/1). Nếu không điều trị, VGTM có tỉ lệ tử vong lên tới 50% trong vòng 5 năm.

Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng men gan aminotransferase và viêm quanh khoảng cửa trên mô học, tiến triển với tổn thương hoại tử bắc cầu nhiều thùy và chuyển thành xơ gan.

Triệu chứng lâm sàng

Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng hay gặp của VGTM được trong bảng 1.

Bảng 1: Các biểu hiện lâm sàng thường gặp của VGTM

  Biểu hiện Tỷ lệ (%)
Triệu chứng Mệt mỏi 85
Nước tiểu sẫm màu/phân bạc màu 77
Đau vùng gan 48
Đau cơ 30
Gầy sút 30
Ỉa chảy 28
Khám lâm sàng Gan to 78
Lách to 32 – 56
Vàng mắt/da 46
Cổ chướng 20
Bệnh não do gan 14
Xét nghiệm Tăng gammaglobuline 80
Bilirubine > 3mg/dL 46
  Phosphatase alkaline > 2lần 33
AST > 1000U/L 16
Mô bệnh học Hoại tử lan tỏa (nặng) 23
Viêm phân thùy (trung bình – nặng) 47
Thâm nhiễm tương bào 66
Xơ hóa 25

CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI VGTM

Chẩn đoán

Do không có tiêu chuẩn “vàng” trong chẩn đoán VGTM, nên việc chẩn đoán vẫn chủ yếu bằng phương pháp loại trừ các nguyên nhân gây viêm gan mạn khác. Sau đây là tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm nghiên cứu VGTM Thế giới được đưa ra năm 1999.

Bảng 2: Thang điểm chẩn đoán VGTM

Chỉ số/ Đặc điểm Điểm Lượng rượu trung bình

<25 g/ngày

+2
Nữ giới +2
Tỷ lệ phosphatase kiềm/AST (hoặ ALT)

< 1.5

c

+2

>60 g/ngày – 2
Mô học gan  
1.5 – 3.0 0 Viêm gan bề mặt +3
< 3.0 – 2 Thâm nhiễm chủ yếu tế bào lympho dạng tương bào Cụm tế bào gan hình hoa hồng +1

+1

Kháng thể kháng nhân, SMA hoặ

LKM1

c
>1/80 +3 Không có tất cả các tổn thương trên – 5
1:80 +2 Thay đổi đường mật – 3
1:40 +1 Thay đổi khác – 3
<1/40

AMA dương tính

0

– 4

Các bệnh tự miễn dịch khác +2
Các thông số bổ sung tùy chọn

Các tự kháng thể được xác định khác

+2
Marker virus viêm gan
Dương tính

Âm tính

– 3 +3 Kháng nguyên bạch cầu người   +1 (HLA) DR3 hoặc DR4
Đáp ứng điều trị

Hoàn toàn     +2

Tiền sử dùng thuốc  
Dương tính

Âm tính

– 4 +1 Tái phát          +3
Tổng điểm A>15 hoặc >17 tương ứng để chẩn đoán xác định AIH trước hoặc sau điều trị. Tổng số điểm nằm trong khoảng 10 – 15 và 12 – 17 sẽ tương ứng đưa ra chẩn đoán nghi ngờ trước hoặc sau điều trị.
 

PHÂN LOẠI

VGTM được chia thành 3 thể theo kết quả xét nghiệm các tự kháng thể

(bảng 3)

Bảng 3: Phân loại VGTM

Lâm sàng – xét nghiệm Type I Type II Type III
Tự kháng thể SMA LKM 1 SLA/LP
Tuổi 10 – 20 và 45 – 70 2 – 14 30 – 50
Nữ (%) 78 89 90
Bệnh tự miễn kèm theo (%) 41 34 58
Gamma globulin +++ + ++
Immunoglobulin A Không Có thể Không
HLA B8, DR3, DR4 B14, DR3, C4AQ0 Không rõ
Đáp ứng corticoid Tốt Trung bình Trung bình
Tiến triển xơ gan (%) 50 82 75

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

Xơ đường mật tiên phát:

Lâm sàng, sinh hóa, mô học như viêm gan tự miễn cùng với viêm loét đại tràng mạn tính và được chẩn đoán qua chụp đường mật.

Mô bệnh học có thâm nhiễm lympho và xơ đường mật.

Xơ đường mật trong gan tiên phát:

Chủ yếu ở trẻ em, có AMA hiệu giá thấp và kháng thể kháng LKM hiệu giá cao.

Chẩn đoán khó do bệnh cảnh lâm sàng và huyết thanh học nghèo nàn. Kháng thể kháng 70 – kd pyruvate dehydrogenase – E2 có giá trị chẩn đoán cao (80 – 95%).

Viêm đường mật tự miễn:

Tăng phosphatase kiềm, γ GT. Có ANA và SMA dương tính.

Mô học: tổn thương khoảng cửa, thâm nhiễm lympho, tương bào và viêm đường mật.Đáp ứng với điều trị corticoid.

Viêm gan virus:

Xét nghiệm tìm virus viêm gan A, B, C dương tính. Các chỉ số transaminase, bilirubin, gamma globulin, IgG và phosphatase kiềm tăng cao hơn so với VGTM.

Trên mô học thường có hoại tử trên nhiều phân thùy gan.

Viêm gan mạn tính không rõ căn nguyên:

Không có kháng thể kháng cơ trơn, kháng nhân, microsome gan/thận type I cùng với hình ảnh mô học điển hình của VGTM, HLA – B8, HLA – DR3, HLA – AI – B8 – DR3. Đáp ứng khi điều trị với corticoid.

TIÊN LƯỢNG:

Các chỉ số tiên lượng dựa vào:

XN sinh hóa khi đến khám:

AST > 10 lần bình thường: 50% tử vong sau 3 năm

AST > 5 lần và GGT > 2 lần bình thường: 90% tử vong sau 10 năm.

AST < 10 lần và GGT < 2 lần bình thường: 49% xơ gan sau 15 năm; 10% tử vong sau 10 năm.

Mô bệnh học khi đến khám:

Hoại tử khoảng của: 17% xơ gan sau 5 năm.

Hoại tử bắt cầu: 82% xơ gan sau 5 năm; 45% tử vong sau 5 năm

Xơ gan: 58% tử vong sau 5 năm.

ĐIỀU TRỊ

Chỉ định điều trị:

Phụ thuộc mức độ hoạt động của bệnh (bảng 4).

Bảng 4: Chỉ định điều trị VGTM

Chỉ định tuyệt đối Chỉ định tương đối
AST > 10 lần chỉ số bình thường hoặc AST > 5lần chỉ số bình thường vàgamma globulin > 2 lần chỉ số bình thường với tổn thương mô bệnh học

dạng hoại tử lan tỏa

Triệu chứng (mệt mỏi, vàng da)

AST và/hoặc gamma globulin < 2 lần

Tổn thương chủ yếu quanh khoảng cửa

Phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị VGTM cụ thể được trình bày trong bảng 5.

Bảng 5: Phác đồ điều trị VGTM

Giai đoạn điều trị Đơn trị liệu Điều trị phối hợp
Điều trị tấn công    
Tuần 1

 

Tuần 2

 

Tuần 3

 

Tuần 4

40 – 60            mg

prednisone/ngày

 

40 mg prednisone/ngày

 

30 mg prednisone/ngày

 

Giảm liều 5mg mỗi tuần

tới liều điều trị duy trì

40 – 60 mg prednisone/ngày+ 1 – 2 mg azathioprin/kg

15 mg prednisone/ngày+ 1 – 2 mg azathioprin/kg

15 mg prednisone/ngày+ 1 – 2 mg azathioprin/kg

Điều trị duy trì 5 – 15 mg prednisone/ngày 10 mg prednisone/ngày+ 1 – 2 mg azathioprin/kg

Điều trị thay thế:azathioprin 2 mg /kg

Tái phát Giống điều trị tấn công Giống điều trị tấn công

Các thuốc điều trị khác:

Chỉ định khi người bệnh kháng hoặc có chống chỉ định với các thuốc trên:

Mycophenolate mofetil: có hiệu quả trong các trường hợp kháng thuốc.

Interferon – α : đối với viêm gan C thuộc type IIb khi hiệu giá tự kháng thể thấp.

Cyclosporin: khi kháng hoặc không dung nạp với liệu pháp corticoid.

Tacrolimus: khi kháng hoặc không dung nạp với liệu pháp corticoid.

Theo dõi điều trị

Bảng 6: Theo dõi điều trị VGTM

  Trước

điều trị

Trong điều trị (mỗi 4 tuần) Thuyên giảm Sau điều tri
Mỗi 3 tuần Mỗi 3 tháng
Khám lâm sàng + + + + +
Sinh thiết gan + +
Công thức máu + + + + +
Aminotransferase + + + + +
Bilirubin + + + + +
Ðông máu + + + + +
Tự kháng thể + ± + ± ±
Chức năng tuyến giáp + ± + ± ±

Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng điều trị

Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng với điều trị của VGTM được trình bày trong bảng 7.

Bảng 7: tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng điều trị VGTM

Định nghĩa Tiêu chuẩn
Đáp ứng hoàn toàn Không có triệu chứng

Bilirubin và gamma globulin bình thường

Transaminase < 2 lần bình thường

Mô bệnh học bình thường hoặc viêm tối thiểu

Đáp ứng một phần Cải thiện một phần lâm sàng, sinh hóa và mô học

Không đạt được thuyên giảm sau 3 năm điều trị

Không đáp ứng Tăng triệu chứng lâm sàng, sinh hóa và mô bệnh học, mặc dù tuân thủ điều trị

Tăng transaminase ≥ 67 %

Xuất hiện vàng da, cổ chướng hoặc bệnh não do gan

Tiêu chuẩn ngừng điều trị

Khi đang điều trị duy trì azathioprin (2mg/kg/ngày) và Prednisone (515 mg/ngày)

Xét nghiệm: transaminase, gamma globulin, billirubin bình thường ít nhất 2 năm

Không có dấu hiệu hoạt động trên hình ảnh sinh thiết gan – Theo dõi ALAT và gamma globulin mỗi tháng

Khi ALAT tăng điều trị trở lại với corticoid.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Friedman, Sleisenger. Chapter 75. Autoimmune Hepatitis. Sleisenger

& Fordtran’s Gastrointestinal and Liver Disease, Pathophysiology, Diagnosis, Management. 7th Edition.

Castro D.O, Gourley M (2010).Diagnostic Testing and Interpretation of Tests for Autoimmunity. J Allergy Clin Immunol, 125(2 Suppl 2), S238– S247.

Czaja, Albert J (2005). Current Concepts in Autoimmune Hepatitis. Annals of Hepatology, 4(1), 6 – 24.

Czaja, Albert J (2005). Treatment Challenges and Investigational Opportunities in Autoimmune Hepatitis. Hepatology, 41, 207 – 215.

Chu Chi Hieu, Nguyen Van Dinh, Nguyen Van Doan (2011). Mycophenolate mofetil for refractory Autoimmune hepatitis. Vietnam Journal of Internal medicine ISSN: 0868 – 3109, 248 – 249.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0