Đây là chiến lược thăm khám hệ thống cuối cùng nhưng có khả năng quan trọng nhất của cuốn sách này. Một kế hoạch được đề xuất cho cuộc thăm khám trực tiếp “từ đầu đến chân” có cấu trúc của bệnh nhân ICU trong các điều trị hàng ngày được phát triển để sàng lọc các “điểm nóng” có liên quan nhất của bệnh nhân. Dựa trên mỗi phát hiện trên từng cá nhân bệnh nhân, chiến lược có thể được mở rộng bằng các bước kiểm tra thăm khám riêng lẻ hoặc một kế hoạch kiểm tra thăm khám có hệ thống khác.
Bảng 20.1 Những dấu chứng lâm sàng thường gặp và diễn giải của các kỹ thuât thăm khám “từ đầu đến chân” có cấu trúc trên cơ sở cho chu kỳ thăm khám ICU hàng ngày (Hình 20.1)
Bước
Thăm khám
Các dấu chứng thường gặp
Diễn giải
1
Góc nhìn từ cuối giường
Ấn tượng chung
Lùi lại một bước và suy nghĩ liệu các mục tiêu điều trị có thể đạt được hay không. Nhìn thấy một bệnh nhân mỗi ngày có thể làm mờ một đôi mắt hướng tới các lựa chọn kết quả “thực tế”. Hỏi điều dưỡng về ấn tượng của anh ấy (điều dưỡng có nhiều liên hệ với bệnh nhân và gia đình hơn bác sĩ!).
Xem lại với một đồng nghiệp nếu không chắc chắn. Mỗi ngày xem xét liệu mong muốn và mong đợi của bệnh nhân hay thân nhân có quyền giám hộ đối với điều trị ICU có thay đổi hay không và liệu có nên bắt đầu kế hoạch leo thang điều trị hay không
Nhìn tổng thể
Co giật, giật cơ
Hoạt động co giật, bệnh não / chuyển hóa gan, tăng thán khí
Xanh tím trung tâm
Giảm oxi máu nặng
Nước da lòng bàn tay trắng nhợt
Có thể thiếu máu
Vàng da
Rối loạn chức năng/ suy gan
Đỏ da
Tăng thán khí, tăng huyết áp động mạch, dị ứng, bệnh lý da liễu, đa hồng cầu
Bệnh hồi sức mãn tính
Nhìn lại kế hoạch điều trị và mục tiêu thực tế
Tư thế
Nằm ngang
Cần đánh giá lại nhưng không quá 300
Nằm sấp
Được cho là suy chức năng phổi
Tư thế như thai nhi
Tư thế bệnh nhân cảm thấy dễ chịu
Di chuyển ra cạnh hoặc ra khỏi giường
Tư thế bệnh nhân cảm thấy dễ chịu
Dấu chân bắt chéo hay tương tự
Cải thiện hoặc nguyên vẹn chức năng thần kinh
Bàn tay hở ngón hoặc cố định (chỉ trên một tay)
Nhìn lại cho khả năng bệnh liệt nửa người, nghi ngờ mê sảng hoặc an thần không đầy đủ.
2
Ngửi
Phân
Chức năng đường ruột được bảo tồn (nhưng nghĩ về tiêu chảy, rò rỉ miệng nối)
Mùi ngọt, khó chịu
Nhiễm trùng
Tiêu phân máu
(Trên) xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan
Mùi khai
Nhiễm trùng tiểu
Mùi gan luộc
Bệnh não gan
3
Mức độ củasự thức tỉnh
Bệnh nhân có than phiền
Bệnh nhân cải thiện, xem xét xuất viện
Bệnh nhân có thể thức bởi các kích thích nhẹ đến trung bình nhưng sau đó lại ngủ
Ngủ gà/ thờ ơ / thẩn thờ
Bệnh nhân chỉ có thể thức bởi các kích thích mạnh mẽ và lặp đi lặp lại và khi không bị xáo trộn, ngay lập tức trở lại trạng thái không đáp ứng
Sững sờ (stupor)
Bệnh nhân không thể được đánh thức ngay cả bởi các kích thích mạnh mẽ
Hôn mê
4
Định hướng
Rối loạn định hướng thời gian
Lú lẩn mức độ nhẹa
Rối loạn định hướng nơi chốn và tình huống
Lú lẩn tương đốia, sảng
Rối loạn định hướng nhân thân/ kích động
Lú lẩn nặnga, sảng
Trầm cảm nặng
Xem xét hỗ trợ gia đình và / hoặc tâm lý
5
Giọng nói
Tiếng lộc xộc
Phù phổi, chất tiết khí quản nhiều
Âm nói thều thào
Giảm dung tích sống nhiều (xẹp phổi)
Giọng khàn khàn
Suy yếu đường thở, bệnh lý thanh quản, liệt dây thần kinh quặt ngược thanh quản, chứng khó nuốt
Nói lắp bắp, líu ríu
Suy yếu khả năng phối hợp cơ lưỡi / cơ hầu họng, bệnh lý tiểu não
Phát âm ngọng nhưng nói trôi chảy, hiểu và lặp lại nguyên vẹn
Chứng rối loạn vận ngôn
Hiểu nhưng nói không trôi chảy và khó lặp lại
Rối loạn ngôn ngữ Broca’s
Nói trôi chảy nhưng không hiểu và gặp khó khăn để lặp lại
Rối loạn ngôn ngữ Wernicke, mất thính giác
Nói trôi chảy và hiểu nhưng không thể lặp lại
Rối loạn dẫn truyền ngôn ngữ (phát ngôn)
Hiểu, có thể lặp lại nhưng nói không trôi chảy
Chứng mất ngôn ngữ vận động xuyên võ
Nói trôi chảy và có thể lặp lại nhưng không hiểu
Rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên võ
6
Yêu cầu giảm đau và khó thở
Đau và / hoặc khó thở
Điều trị phù hợp
7
Mắt và đồng tử
Vị trí hoặc chuyển động bất thường
Xem phần III Chương. 15
1 bên , biến dạng hình trứng, phản ứng ánh sáng chậm chạp
Tăng áp lực nội sọ, thoát vị não sang bên sắp xảy ra
1 bên, phản xạ bất thường,giãn
Thoát vị Transtentorial, vỡ / dãn rộng túi phình PCOM (đau đầu), tổn thương dây thần kinh thị 1 bên, thanh manh 1 bên
1 bên, phản ứng, co
Hội chứng Horner
2 bên, phản ứng bất thường, co
Tổn thương cầu não
2 bên, phản ứng, co
Tổn thương đồi thị, nhiễm độc, bệnh não (chuyển hóa)
2 bên, phản ứng, dãn
Nhiễm độc, căng thẳng cực độ, co giật động kinh (không co giật)
2 bên, phản ứng bất thường, dãn
Tổn thương trung não hoặc hệ lưới não, nhiễm độc, mắt do nhỏ thuốc, tổn thương thần kinh thị hai bên, thanh manh tồn tại trước
8
Mức độ nắm chặt của tay
Điểm yếu 1 bên hoặc không có sự nắm chặt
Tổn thương vỏ não / lưới não đối bên, tổn thương đám rối cùng bên, tổn thương thần kinh / mô cục bộ
Giảm sức mạnh 2 bên
Tổn thương tủy sống không hoàn toàn (ví dụ hội chứng tủy trung tâm), yếu cơ thần kinh, yếu cơ mắc phải tại ICU
Trang web này dành cho các chuyên gia Y tế. Thông tin về các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh chỉ mang tính tham khảo, tuyệt đối không tự ý áp dụng mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
BÌNH LUẬN