Trang chủBài dịch Uptodate

Tổng quan lâm sàng: Ngộ độc NSAID

TỔNG QUAN LÂM SÀNG: Ngộ độc NSAID

Steven J. Walsh, MD Cập nhật ngày 20 tháng 1, 2025. Bản quyền Elsevier BV. Bảo lưu mọi quyền.

Dịch, vẽ hình và chú giải: Ths.Bs. Lê Đình Sáng

I. TÓM TẮT

Lược đồ tóm tắt thuật toán chẩn đoán và điều trị ngộ độc NSAID

II. ĐIỂM CHÍNH

  • NSAID là một nhóm hợp chất hóa học không đồng nhất có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin
  • Thuốc chống viêm không steroid là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới
  • Chẩn đoán dựa trên tiền sử, khám lâm sàng và đánh giá xét nghiệm
  • Hầu hết bệnh nhân bị ngộ độc NSAID phát triển các triệu chứng nhẹ bao gồm buồn nôn và khó chịu ở bụng, chỉ cần điều trị lâm sàng tối thiểu ngoài thuốc chống nôn, loại trừ các chất đồng nhiễm và đánh giá nguy cơ tâm thần
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương (như hôn mê, co giật) và xuất huyết tiêu hóa nặng hiếm gặp trong quá liều cấp tính lớn, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp uống nhiều và thường gặp hơn trong ngộ độc/sử dụng NSAID mạn tính
  • Than hoạt tính hoặc ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể) có thể được chỉ định trong trường hợp ngộ độc nặng hoặc đe dọa tính mạng; tham khảo ý kiến chuyên khoa độc chất hoặc Trung tâm Chống độc để có khuyến nghị cụ thể cho từng ca
  • Nhập viện theo dõi bệnh nhân bị ngộ độc NSAID có triệu chứng; bệnh nhân không có triệu chứng sau 4-6 giờ theo dõi có thể xuất viện (sau đánh giá tâm thần nếu có chỉ định)
  • Trong điều kiện chẩn đoán kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn
  • Hỏi và tư vấn cho bệnh nhân đến khám với các triệu chứng tiêu hóa về việc sử dụng NSAID

III. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG BÁO ĐỘNG

  1. Rối loạn thần kinh trung ương (ví dụ: hôn mê, co giật)
  2. Toan chuyển hóa

IV. THÔNG TIN CƠ BẢN

  1. Thuật ngữ
  • NSAID (thuốc chống viêm không steroid) là một nhóm thuốc có cấu trúc đa dạng có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin
  • NSAID có thể được chia thành các acid carboxylic, acid enolic và các hợp chất ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 (chất ức chế COX-2) (xem Bảng 1)
  • Thuật ngữ “NSAID” về mặt kỹ thuật bao gồm salicylate, nhưng nhóm hợp chất phụ này có đặc điểm riêng và nằm ngoài phạm vi của bài tổng quan này
  1. Thông tin nền
  • Ibuprofen và naproxen là các NSAID đường uống phổ biến nhất có sẵn không kê đơn ở Hoa Kỳ; diclofenac dạng bôi cũng có sẵn không cần kê đơn
  • NSAID cũng được bao gồm trong các chế phẩm ho và cảm lạnh, trong các thuốc kê đơn kết hợp (ví dụ: ibuprofen với hydrocodone), và đôi khi là tạp chất hoặc chất nhiễm bẩn trong thực phẩm chức năng và điều trị tự nhiên
  1. Dịch tễ học
  • NSAID là một trong những loại thuốc được sử dụng và kê đơn phổ biến nhất trên thế giới
  • Khoảng 15% bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp được kê đơn NSAID
  • 20% người trưởng thành ở Hoa Kỳ sử dụng NSAID cho các vấn đề thông thường (ví dụ: sốt, đau cấp tính, chấn thương chỉnh hình, bệnh thấp khớp)
  • NSAID hàng năm nằm trong những chất phơi nhiễm được báo cáo phổ biến nhất tới các Trung tâm Chống độc Hoa Kỳ
  • 89.463 trường hợp phơi nhiễm NSAID tổng cộng đã được ghi nhận bởi các Trung tâm Chống độc Hoa Kỳ trong năm 2020 (lưu ý những con số này bao gồm cả các sản phẩm kết hợp [ví dụ: ibuprofen/hydrocodone])
  • 1,73% được phân loại là “ảnh hưởng trung bình” do phơi nhiễm
  • 0,15% được phân loại là “ảnh hưởng nặng” do phơi nhiễm

V. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

  1. Nguyên nhân
  • NSAID ức chế tổng hợp prostaglandin, từ đó làm giảm sản xuất các hợp chất tiền viêm ở hạ nguồn (ví dụ: thromboxane A2, prostacyclin, leukotrienes)

Cơ chế sinh lý bệnh của ngộ độc NSAIDs. Vẽ hình: Bs Lê Đình Sáng

  • Hầu hết NSAID thực hiện điều này bằng cách ức chế không chọn lọc các enzyme cyclooxygenase COX-1 và COX-2 theo cơ chế cạnh tranh, có thể hồi phục
    • Ức chế COX-1 làm gián đoạn chức năng tiểu cầu và cân bằng nội môi mô bình thường, dẫn đến các tác dụng phụ có hại (ví dụ: ức chế kết tập tiểu cầu, suy giảm lưu lượng máu cầu thận dẫn đến tổn thương thận, thoái hóa niêm mạc dạ dày-ruột với xói mòn kèm theo)
    • Các chất ức chế COX-2 được phát triển để tránh những tác dụng này; tuy nhiên, rofecoxib và valdecoxib đã bị rút khỏi thị trường do tăng nguy cơ tim mạch
  • Xem Bảng 1 về các nhóm và dược lý học của các NSAID thông thường

Bảng 1. Các nhóm và dược lý học của các NSAID thông thường

Tên thuốc Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương (giờ) Thời gian bán thải (giờ) Dược động học Đặc điểm riêng
Các acid carboxylic
Diclofenac 2 đến 3 1 đến 2 Chuyển hóa qua gan bước đầu, chuyển hóa qua CYP2C19 Độc tính gan; có thể dùng đường bôi
Etodolac 1 7 Chuyển hóa qua gan Tác dụng co mạch vành
Indomethacin 1 đến 2 2 đến 5 50% khử methyl Tác dụng chống viêm kém; có thể dùng đường bôi
Ibuprofen dưới 0,5 2 đến 4 Chuyển hóa qua gan; thải trừ qua nước tiểu Có dạng dùng đường tiêm
Ketoprofen 1 đến 2 2 Chuyển hóa qua gan; thải trừ qua nước tiểu Đối kháng bradykinin
Ketorolac dưới 1 4 đến 6 Thải trừ qua nước tiểu Có dạng dùng đường tiêm
Acid mefenamic 2 đến 4 3 đến 4 Thải trừ qua nước tiểu Co giật
Naproxen 1 14 Tăng thời gian bán thải khi suy thận Ức chế tiểu cầu kéo dài
Oxaprozin 3 đến 6 40 đến 60 Chuyển hóa qua gan Dùng một lần/ngày; có thể gây dương tính giả với benzodiazepine trong xét nghiệm nước tiểu
Sulindac 1 đến 2 7 Chất chuyển hóa hoạt tính với thời gian bán thải 18 giờ Độc tính gan
Các acid enolic
Meloxicam 5 đến 10 15 đến 20 Chuyển hóa qua CYP2C19 Chọn lọc cao với COX-2
Piroxicam 3 đến 5 45 đến 50 Chuyển hóa qua CYP2C19 Ức chế hoạt hóa bạch cầu trung tính
Phenylbutazone 2 54 đến 99 Chuyển hóa qua gan Giảm bạch cầu hạt không hồi phục; thiếu máu bất sản
Chất ức chế COX-2 chọn lọc
Celecoxib 2 đến 4 6 đến 12 Chuyển hóa qua CYP2C19 Ức chế CYP2D6

Chú thích: Điều chỉnh từ Holubek WJ. Nonsteroidal antiinflammatory drugs. Trong: Nelson LS et al, eds. Goldfrank’s Toxicologic Emergencies. Xuất bản lần thứ 11. McGraw-Hill; 2019:chương 35.

  1. Yếu tố nguy cơ
  • Bệnh nhân bị giảm thể tích hoặc giảm cung lượng tim có nguy cơ cao bị tổn thương thận cấp thứ phát do ngộ độc NSAID cấp tính và/hoặc mạn tính
  • Những bệnh nhân này có nồng độ các chất gây co mạch thận tăng cao (từ hệ thần kinh giao cảm và trục renin-angiotensin-aldosterone)
  • Sử dụng NSAID ức chế sản xuất prostaglandin vốn thường cung cấp tác dụng giãn mạch bù trừ, do đó gây co mạch thận đi vào và giảm lưu lượng máu thận/mức lọc cầu thận sau đó
  • Các yếu tố nguy cơ gây tác dụng đáng kể trên đường tiêu hóa bao gồm:
    • Thời gian và liều lượng NSAID
    • Sử dụng đồng thời steroid, thuốc chống đông máu và/hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu
    • Tuổi
    • Tiền sử loét dạ dày-ruột
    • Tình trạng nhiễm Helicobacter pylori

VI. CHẨN ĐOÁN

  1. Tiếp cận chẩn đoán
  • Chẩn đoán dựa trên tiền sử, khám lâm sàng và đánh giá xét nghiệm
  • Thu thập thông tin chi tiết về việc uống thuốc (ý định, thời gian, liều lượng, dạng bào chế) cũng như các triệu chứng gợi ý ngộ độc (ví dụ: các triệu chứng tiêu hóa, triệu chứng thần kinh) từ bệnh sử
  • Xét nghiệm điện giải đồ, công thức máu, nồng độ các thuốc khác bệnh nhân đang dùng, nồng độ acetaminophen và salicylate, và xét nghiệm thai (nếu có chỉ định)
  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện thần kinh đáng kể (ví dụ: ức chế thần kinh trung ương), cần đánh giá thêm tình trạng thông khí và cân bằng acid-base bằng xét nghiệm khí máu
  • Điện tim và chẩn đoán hình ảnh thường không được chỉ định, nhưng chụp CT sọ não có thể được sử dụng để phân biệt ngộ độc NSAID với các nguyên nhân bệnh lý khác hoặc nếu có nhiễm độc đáng kể kèm theo
  1. Quá trình đánh giá

a) Bệnh sử Xác định các thông tin sau:

  • Ý định uống thuốc (tức là quá liều cố ý so với vô ý)
  • Tính cấp tính của việc uống thuốc (tức là cấp tính so với mạn tính)
  • Thời gian và thời lượng sử dụng
  • Tổng lượng thuốc được báo cáo đã uống
    • Ngộ độc đáng kể từ ibuprofen hiếm khi xảy ra với liều cấp tính dưới 200 mg/kg đến 400 mg/kg
    • Nhiều trung tâm chống độc khu vực sẽ theo dõi bệnh nhân uống ibuprofen liều dưới 100 mg/kg tại nhà
  • Bất kỳ chất nào khác mà bệnh nhân có thể đã uống/sử dụng

b) Ngộ độc có triệu chứng do uống thuốc cấp tính

  • Hầu hết bệnh nhân bị quá liều cấp tính, bất kể loại NSAID cụ thể nào được uống, sẽ có triệu chứng trong vòng 4 đến 6 giờ sau khi uống
  • Biểu hiện lâm sàng ban đầu của ngộ độc NSAID cấp tính thường nhẹ và chủ yếu là các triệu chứng tiêu hóa (ví dụ: buồn nôn, nôn, đau bụng)
  • Các hậu quả nặng hơn hiếm gặp và bao gồm bệnh lý thần kinh trung ương, toan chuyển hóa liên quan đến lactate, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, tiêu cơ vân, rối loạn điện giải, suy đa cơ quan và tử vong
  • Các tác dụng thần kinh của NSAID thay đổi từ buồn ngủ nhẹ, ù tai (mặc dù phổ biến hơn với ngộ độc salicylate), đau đầu và chóng mặt đến ức chế thần kinh trung ương, hôn mê và co giật
  • Cơ chế gây ức chế thần kinh trung ương chưa được biết rõ; tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự tương tác chéo với thụ thể opioid
  • Một báo cáo ca đơn lẻ trên người mô tả việc đảo ngược tình trạng ức chế thần kinh trung ương bằng liều cao naloxone

c) Ngộ độc có triệu chứng do sử dụng mạn tính

  • Các tác dụng trên đường tiêu hóa từ khó tiêu nhẹ đến hình thành loét dẫn đến xuất huyết và thủng đe dọa tính mạng
    • Khó tiêu xảy ra ở tới 60% bệnh nhân dùng NSAID, nhưng hầu hết bệnh nhân bị khó tiêu không có loét
    • Chỉ 20% đến 30% người sử dụng NSAID mạn tính có loét, mặc dù nhiều người không có triệu chứng và không đáng kể về mặt lâm sàng
    • Tỷ lệ mắc hàng năm của loét tiêu hóa trên có triệu chứng hoặc có ý nghĩa lâm sàng là 2,5% đến 4,5%
    • Tỷ lệ thủng, xuất huyết hoặc tắc nghẽn là 1% đến 1,5%
  • Thần kinh trung ương
    • Viêm màng não vô khuẩn do thuốc đã được báo cáo với một số NSAID, bao gồm ibuprofen, naproxen, sulindac, piroxicam và diclofenac
    • Cơ chế được cho là do miễn dịch; bệnh nhân mắc bệnh mô liên kết hỗn hợp và lupus ban đỏ hệ thống dường như phát triển viêm màng não liên quan đến NSAID với tần suất cao hơn
  1. Khám lâm sàng
  • Ngộ độc NSAID chủ yếu liên quan đến các dấu hiệu thể hiện kích ứng đường tiêu hóa, rối loạn thần kinh trung ương, và hiếm khi toan chuyển hóa/nhiễm toan và suy đa cơ quan

a) Ngộ độc tiêu hóa

  • Đánh giá tình trạng đau bụng, buồn nôn và nôn
  • Đánh giá tình trạng nôn ra máu cấp tính, đi ngoài phân đen hoặc phân máu (xuất huyết tiêu hóa nặng xảy ra phổ biến nhất trong ngộ độc mạn tính)

b) Ngộ độc thần kinh

  • Đánh giá tình trạng ý thức thay đổi, khó khăn về nhận thức

c) Biểu hiện hô hấp

  • Đánh giá tình trạng thở nhanh và tăng thông khí
  • Quá liều cấp tính có thể dẫn đến toan chuyển hóa và nhiễm toan máu gây thay đổi hô hấp bù trừ

d) Biểu hiện toàn thân

  • Đánh giá tình trạng đỏ bừng, mày đay, co thắt phế quản, phù nề và hạ huyết áp
  • Sử dụng NSAID, dù cấp tính hay mạn tính, có thể dẫn đến phản ứng giống phản vệ hoặc phản vệ trung gian IgE

e) Độc tính gan

  • Đánh giá tình trạng đau tức vùng hạ sườn phải khi sờ nắn, vàng da và vỗ gan
  • Độc tính gan do NSAID không phổ biến (tỷ lệ dưới 0,1%), nhưng sẽ biểu hiện tương tự như các nguyên nhân tổn thương gan khác

VII. XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

  1. Xét nghiệm máu
  • Nồng độ trong máu của hầu hết các NSAID thường không hữu ích trong xử trí cấp tính ngộ độc NSAID
    • Yêu cầu xét nghiệm tại phòng xét nghiệm chuyên khoa thường mất vài ngày mới có kết quả
  • Biểu đồ nồng độ ibuprofen không còn được khuyến cáo
    • Trước đây được xây dựng và sử dụng để cố gắng phân tầng nguy cơ bệnh nhân bằng cách tương quan nồng độ trong máu với độc tính lâm sàng
    • Tính hữu ích của những biểu đồ này rất hạn chế và việc sử dụng chúng không còn được khuyến cáo
  • Xét nghiệm điện giải đồ để đánh giá tổn thương thận và đánh giá bicarbonate huyết thanh
    • Quá liều cấp tính nặng có thể biểu hiện với toan chuyển hóa liên quan đến lactate và nhiễm toan máu; xét nghiệm nồng độ lactate và khí máu trong những trường hợp này
  • Xét nghiệm công thức máu trong tất cả các trường hợp nghi ngờ ngộ độc NSAID, vì những thuốc này thường liên quan đến phát triển giảm tiểu cầu do thuốc
  • Giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, tan máu, tăng methemoglobin máu và giảm toàn thể huyết cầu cũng có thể xảy ra
  1. Xét nghiệm khác
  • Nồng độ acetaminophen và salicylate được chỉ định trong các tình huống nghi ngờ quá liều
    • Điều này được thực hiện để loại trừ các chất đồng nhiễm phổ biến
    • Nhiều người nhầm lẫn acetaminophen hoặc salicylate với NSAID
    • Nhiều người không biết về các thành phần có trong các thuốc giảm đau phối hợp do bao bì/nhãn gây nhầm lẫn
  • Xét nghiệm thai (khi có chỉ định) cho mục đích sàng lọc

VIII. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

  • Chẩn đoán hình ảnh không bắt buộc để chẩn đoán, nhưng có thể hữu ích trong các tình huống cụ thể để đánh giá thêm các di chứng độc tính hoặc các nguồn bệnh lý khác
  • Cân nhắc chụp X-quang ngực cho bệnh nhân có thay đổi trạng thái tâm thần để điều tra khả năng viêm phổi hít
  • Cân nhắc chụp hình ảnh thần kinh (CT scan) ở bệnh nhân có thay đổi trạng thái tâm thần sâu hoặc co giật để loại trừ các nguyên nhân có thể khác

IX. THỦ THUẬT CHẨN ĐOÁN

  1. Điện tâm đồ (ECG)
  • ECG không bắt buộc để chẩn đoán, nhưng thường hữu ích trong việc phân biệt quá liều NSAID với các chất độc khác gây bất thường ECG
  • Bất thường ECG đã được ghi nhận ở bệnh nhân ngộ độc NSAID, nhưng có thể do rối loạn acid-base nền, rối loạn điện giải và suy đa cơ quan
  1. Chọc dò tủy sống
  • Cân nhắc chọc dò tủy sống ở bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng viêm màng não để loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng

X. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Bảng 2. Chẩn đoán phân biệt: Ngộ độc NSAID.

Tình trạng Mô tả Phân biệt bởi
Ngộ độc acetaminophen Đau bụng, buồn nôn/nôn, suy gan tối cấp, nhưng thường không có triệu chứng Nồng độ acetaminophen tăng cao, transaminase tăng, thông số đông máu bất thường
Ngộ độc salicylate Đau bụng, buồn nôn/nôn, viêm dạ dày xuất huyết, bất thường thần kinh trung ương (lú lẫn, kích động, hôn mê, co giật), toan chuyển hóa Nồng độ salicylate tăng cao, toan chuyển hóa khoảng trống anion thường gặp hơn
Ngộ độc metformin Đau bụng, buồn nôn/nôn, bất thường thần kinh trung ương (lú lẫn, kích động, hôn mê), toan chuyển hóa với nồng độ lactate tăng cao Tiền sử đái tháo đường là gợi ý lâm sàng

Chú thích: CNS, hệ thần kinh trung ương.

XI. ĐIỀU TRỊ

  1. Tiếp cận điều trị
    Mục tiêu điều trị bao gồm:
  • Bảo vệ đường thở và hỗ trợ hô hấp (đặc biệt trong các trường hợp có tổn thương thần kinh trung ương)
  • Điều chỉnh rối loạn điện giải (thường do mất qua đường tiêu hóa)
  • Điều chỉnh toan chuyển hóa
  1. Chăm sóc không dùng thuốc và hỗ trợ
  • Theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện tình trạng xấu đi do các tác dụng lâm sàng tiến triển của NSAID
  • Kiểm tra thần kinh thường xuyên
  • Đánh giá sự phát triển của buồn nôn, nôn và xuất huyết tiêu hóa
  1. Đường thở/hô hấp
  • Nâng đầu giường lên 30 độ để giảm thiểu nguy cơ hít nếu phát triển thay đổi trạng thái tâm thần
  1. Liệu pháp thuốc
    a) Than hoạt tính
  • Cân nhắc ở bệnh nhân có triệu chứng hoặc những người uống ibuprofen liều lớn hơn 400 mg/kg
  • Sử dụng thận trọng sau khi đánh giá kỹ lợi ích và nguy cơ ở bệnh nhân ức chế thần kinh trung ương, buồn nôn/nôn, hoặc các yếu tố nguy cơ hít khác (ví dụ: sa sút trí tuệ) do khả năng viêm phổi hít liên quan đến than
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa độc chất hoặc trung tâm chống độc khu vực để xác định xem bệnh nhân có phải là ứng viên phù hợp hay không

b) Benzodiazepine

  • Cung cấp điều trị bằng benzodiazepine đường tĩnh mạch cho bệnh nhân bị co giật (phổ biến nhất trong quá liều acid mefenamic)

XII. THỦ THUẬT ĐIỀU TRỊ

  1. Kỹ thuật lọc máu ngoài cơ thể
  • Các kỹ thuật loại bỏ ngoài cơ thể (ví dụ: lọc máu) không hiệu quả trong điều trị ngộ độc NSAID
  • Gắn kết protein cao làm cho NSAID khó loại bỏ bằng lọc máu
  • Trong các trường hợp nhiễm toan máu kháng trị hoặc tổn thương thận, lọc máu ngắt quãng hoặc liệu pháp thay thế thận liên tục có thể hữu ích để điều chỉnh những bất thường này

XIII. BỆNH TÁI PHÁT HOẶC KÉO DÀI

  • Một số chuyên gia có thể cân nhắc ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể) trong trường hợp hiếm gặp là sốc kháng trị do nhiễm toan máu, nhưng không có dữ liệu công bố nào có sẵn
  • Khuyến nghị tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa độc chất hoặc trung tâm chống độc khu vực

XIV. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN

  • Nhập viện bệnh nhân có dấu hiệu sinh tồn không ổn định liên quan đến xuất huyết tiêu hóa vào ICU
  • Nhập viện bệnh nhân biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc NSAID (ví dụ: thay đổi trạng thái tâm thần, buồn nôn/nôn không đáp ứng, xuất huyết tiêu hóa, toan chuyển hóa) vào khu vực được theo dõi
  • Bệnh nhân bị ngộ độc cấp tính không có triệu chứng sau 4 đến 6 giờ theo dõi với dấu hiệu sinh tồn và thông số xét nghiệm bình thường có thể xuất viện từ khoa cấp cứu hoặc được coi là ổn định về mặt y tế để can thiệp tâm thần

XV. THEO DÕI

  1. Biến chứng
    Các NSAID cụ thể có các đặc điểm nguy cơ/biến chứng riêng:

Acid mefenamic:

  • Liên quan đến phát triển co giật khi quá liều

Oxaprozin:

  • Có thể gây kết quả dương tính giả với opiate trong xét nghiệm nước tiểu

Phenylbutazone:

  • Liên quan đến giảm bạch cầu hạt không hồi phục và thiếu máu bất sản
  • Đã bị loại khỏi thị trường Mỹ vào những năm 1970, nhưng vẫn có sẵn như một thuốc giảm đau thú y

Chất ức chế COX-2:

  • Chất ức chế COX-2 chọn lọc có tính chất gây huyết khối
    • Khả năng ức chế prostaglandin I2 có nguồn gốc từ nội mạc kết hợp với việc không có khả năng ức chế thromboxane A2 (một tác dụng COX-1), làm cho những thuốc này có tính chất gây huyết khối
  • Celecoxib mang cảnh báo “black box” về tăng nguy cơ các biến cố tim mạch (ví dụ: nhồi máu cơ tim, đột quỵ) [lưu ý độc tính tim mạch là tác dụng theo nhóm, nhưng mức độ nguy cơ khác nhau giữa các NSAID riêng lẻ]
  • Một thử nghiệm lâm sàng năm 2016 kết luận rằng “liều trung bình” celecoxib (được định nghĩa là 200 mg/ngày) không thua kém ibuprofen hoặc naproxen về nguy cơ tim mạch (tử vong do xuất huyết, nhồi máu cơ tim không tử vong và đột quỵ không tử vong)
  1. Tương tác thuốc
    NSAID có một số tương tác thuốc-thuốc quan trọng:

a) NSAID làm tăng nguy cơ độc tính của aminoglycoside, digoxin, lithium và methotrexate ở những bệnh nhân dùng đồng thời cả hai loại thuốc

b) Thời gian chảy máu tăng ở bệnh nhân dùng NSAID với sử dụng đồng thời rượu hoặc thuốc chống đông máu

c) Bệnh nhân dùng cả sulfonylurea và NSAID có thể phát triển tình trạng hạ đường huyết tăng

d) Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra ở bệnh nhân dùng NSAID với thuốc chống đông/chống kết tập tiểu cầu (ví dụ: warfarin, chất ức chế yếu tố Xa, salicylate, heparin, chất ức chế thrombin trực tiếp)

e) Bệnh nhân dùng NSAID mạn tính với thuốc chống tăng huyết áp có thể gặp giảm tác dụng chống tăng huyết áp

f) Một số NSAID (xem Bảng 1) được chuyển hóa bởi CYP2C19, có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và tác dụng lâm sàng của các cơ chất 2C19 khác (ví dụ: benzodiazepine, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, clopidogrel, thuốc ức chế bơm proton)

XVI. TIÊN LƯỢNG

Trong điều kiện chẩn đoán kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn

XVII. GIỚI THIỆU CHUYÊN KHOA

  • Khuyến nghị tham khảo ý kiến các chuyên gia độc chất học hoặc trung tâm chống độc khu vực
  • Lấy đánh giá tâm thần cho bệnh nhân có độc tính được cho là do quá liều cố ý

XVIII. SÀNG LỌC VÀ PHÒNG NGỪA

  1. Sàng lọc
  • Hỏi và tư vấn cho bệnh nhân đến khám với các triệu chứng tiêu hóa về việc sử dụng NSAID
  1. Phòng ngừa
  • Đánh giá nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, chức năng thận và tương tác thuốc-thuốc ở bệnh nhân bắt đầu sử dụng NSAID

BẢNG CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ ANH – PHÁP – VIỆT LIÊN QUAN:

STT

Thuật ngữ tiếng Anh Cách phát âm Tiếng Pháp Nghĩa tiếng Việt
1 NSAID /ˈɛn.sɛd/ AINS (Anti-inflammatoire non stéroïdien) Thuốc kháng viêm không steroid
2 Prostaglandin /ˌprɒstəˈglændɪn/ Prostaglandine Prostaglandin
3 Antiemetic /ˌæntiːɪˈmɛtɪk/ Antiémétique Thuốc chống nôn
4 CNS (Central Nervous System) /ˌsiːɛnˈɛs/ SNC (Système nerveux central) Hệ thần kinh trung ương
5 GI (Gastrointestinal) /ˌdʒiːˈaɪ/ Gastro-intestinal Đường tiêu hóa
6 ECMO /ˈɛkmoʊ/ ECMO (Oxygénation par membrane extracorporelle) Oxy hóa màng ngoài cơ thể
7 Metabolic acidosis /mɛtəˈbɒlɪk æsɪˈdoʊsɪs/ Acidose métabolique Nhiễm toan chuyển hóa
8 Cyclooxygenase /ˌsaɪkləʊˈɒksɪdʒəneɪs/ Cyclooxygénase Men cyclooxygenase
9 Thromboxane /θrɒmˈbɒkseɪn/ Thromboxane Thromboxane
10 Prostacyclin /prɒstəˈsaɪklɪn/ Prostacycline Prostacyclin
11 Leukotriene /ˌluːkəˈtraɪiːn/ Leucotriène Leukotriene
12 Glomerular /glɒˈmɛrjʊlə/ Glomérulaire Cầu thận
13 Hepatotoxic /hɛpətoʊˈtɒksɪk/ Hépatotoxique Độc cho gan
14 Bradykinin /ˌbrædɪˈkaɪnɪn/ Bradykinine Bradykinin
15 Agranulocytosis /əˌgrænjʊloʊsaɪˈtoʊsɪs/ Agranulocytose Mất bạch cầu hạt
16 Aplastic anemia /eɪˈplæstɪk əˈniːmiə/ Anémie aplasique Thiếu máu bất sản
17 Vasoconstriction /ˌveɪzoʊkənˈstrɪkʃən/ Vasoconstriction Co mạch
18 Vasodilation /ˌveɪzoʊdaɪˈleɪʃən/ Vasodilatation Giãn mạch
19 Ulcer /ˈʌlsər/ Ulcère Loét
20 Dyspepsia /dɪsˈpɛpsiə/ Dyspepsie Khó tiêu
21 Aseptic meningitis /eɪˈsɛptɪk mɛnɪnˈdʒaɪtɪs/ Méningite aseptique Viêm màng não vô trùng
22 Hematemesis /ˌhiːməˈtɛmɪsɪs/ Hématémèse Nôn ra máu
23 Hematochezia /ˌhiːmətəˈkiːziə/ Hématochézie Đi ngoài ra máu đỏ tươi
24 Melena /məˈliːnə/ Méléna Phân đen
25 Hyperpnea /haɪˈpɜːpniə/ Hyperpnée Thở nhanh sâu
26 Urticaria /ˌɜːrtɪˈkɛriə/ Urticaire Mề đay
27 Bronchospasm /ˈbrɒŋkoʊspæzəm/ Bronchospasme Co thắt phế quản
28 Asterixis /æstəˈrɪksɪs/ Astérixis Run vỗ gan
29 Thrombocytopenia /ˌθrɒmboʊsaɪtəˈpiːniə/ Thrombocytopénie Giảm tiểu cầu
30 Methemoglobinemia /mɛtˌhiːmoʊgloʊbɪˈniːmiə/ Méthémoglobinémie Tăng methemoglobin máu
31 Pancytopenia /ˌpænˌsaɪtəˈpiːniə/ Pancytopénie Giảm toàn bộ tế bào máu
32 Aspiration pneumonitis /ˌæspəˈreɪʃən njuːməˈnaɪtɪs/ Pneumopathie d’aspiration Viêm phổi do hít
33 Fulminant hepatic failure /ˈfʊlmɪnənt həˈpætɪk ˈfeɪljər/ Insuffisance hépatique fulminante Suy gan tối cấp
34 Hemorrhagic gastritis /ˌhɛməˈrædʒɪk ˌgæsˈtraɪtɪs/ Gastrite hémorragique Viêm dạ dày xuất huyết
35 Metabolic acidosis /ˌmɛtəˈbɒlɪk æsɪˈdoʊsɪs/ Acidose métabolique Nhiễm toan chuyển hóa
36 Anion gap /ˈænaɪən ɡæp/ Trou anionique Khoảng trống anion
37 Airway protection /ˈɛrweɪ prəˈtɛkʃən/ Protection des voies aériennes Bảo vệ đường thở
38 Respiratory support /rɪˈspɪrətɔːri səˈpɔːrt/ Assistance respiratoire Hỗ trợ hô hấp
39 Electrolyte disturbance /ɪˈlɛktrəlaɪt dɪˈstɜːrbəns/ Trouble électrolytique Rối loạn điện giải
40 Activated charcoal /ˈæktɪveɪtɪd ˈtʃɑːkəl/ Charbon activé Than hoạt
41 Benzodiazepine /ˌbɛnzoʊdaɪˈæzəpiːn/ Benzodiazépine Benzodiazepin
42 Hemodialysis /ˌhiːmoʊdaɪˈælɪsɪs/ Hémodialyse Thẩm phân máu
43 Protein binding /ˈproʊtiːn ˈbaɪndɪŋ/ Liaison protéique Gắn kết protein
44 Renal replacement therapy /ˈriːnəl rɪˈpleɪsmənt ˈθɛrəpi/ Thérapie de remplacement rénal Liệu pháp thay thế thận
45 Refractory shock /rɪˈfræktəri ʃɒk/ Choc réfractaire Sốc kháng trị
46 Vital signs /ˈvaɪtl saɪnz/ Signes vitaux Dấu hiệu sinh tồn
47 GI hemorrhage /dʒiːˈaɪ ˈhɛmərɪdʒ/ Hémorragie gastro-intestinale Xuất huyết tiêu hóa
48 Mental status /ˈmɛntl ˈsteɪtəs/ État mental Tình trạng tâm thần
49 Prothrombotic /proʊθrɒmˈbɒtɪk/ Prothrombotique Tăng đông máu
50 Myocardial infarction /maɪəˈkɑːdiəl ɪnˈfɑːkʃən/ Infarctus du myocarde Nhồi máu cơ tim
51 Aminoglycoside /əˌmiːnoʊˈglaɪkəsaɪd/ Aminoside Aminoglycosid
52 Anticoagulant /ˌæntaɪkoʊˈægjʊlənt/ Anticoagulant Thuốc chống đông
53 Antihypertensive /ˌæntaɪhaɪpərˈtɛnsɪv/ Antihypertenseur Thuốc hạ huyết áp
54 Bleeding time /ˈbliːdɪŋ taɪm/ Temps de saignement Thời gian chảy máu
55 Factor Xa inhibitor /ˈfæktər ˈtɛn ˈeɪ ɪnˈhɪbɪtər/ Inhibiteur du facteur Xa Thuốc ức chế yếu tố Xa
56 Direct thrombin inhibitor /daɪˈrɛkt ˈθrɒmbɪn ɪnˈhɪbɪtər/ Inhibiteur direct de la thrombine Thuốc ức chế thrombin trực tiếp
57 Hypoglycemia /ˌhaɪpoʊglaɪˈsiːmiə/ Hypoglycémie Hạ đường huyết
58 Proton-pump inhibitor /ˈproʊtɒn pʌmp ɪnˈhɪbɪtər/ Inhibiteur de la pompe à protons Thuốc ức chế bơm proton
59 Selective serotonin reuptake inhibitor /sɪˈlɛktɪv ˈsɛrətoʊnɪn ˈriːʌpteɪk ɪnˈhɪbɪtər/ Inhibiteur sélectif de la recapture de la sérotonine Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc
60 Drug-drug interaction /drʌg drʌg ˌɪntərˈækʃən/ Interaction médicamenteuse Tương tác thuốc
61 Pharmacokinetics /ˌfɑːrməkoʊkɪˈnɛtɪks/ Pharmacocinétique Dược động học
62 First-pass effect /ˈfɜːst pɑːs ɪˈfɛkt/ Effet de premier passage Hiệu ứng qua gan lần đầu
63 Hepatic metabolism /hɪˈpætɪk mɪˈtæbəlɪzəm/ Métabolisme hépatique Chuyển hóa ở gan
64 Urinary excretion /ˈjʊərɪnəri ɪkˈskriːʃən/ Excrétion urinaire Bài tiết qua nước tiểu
65 Half-life /hɑːf laɪf/ Demi-vie Thời gian bán thải
66 Platelet inhibition /ˈpleɪtlɪt ɪnhɪˈbɪʃən/ Inhibition plaquettaire Ức chế tiểu cầu
67 Renal dysfunction /ˈriːnəl dɪsˈfʌŋkʃən/ Dysfonction rénale Rối loạn chức năng thận
68 Neutrophil activation /ˈnjuːtrəfɪl ˌæktɪˈveɪʃən/ Activation des neutrophiles Hoạt hóa bạch cầu trung tính
69 Volume depletion /ˈvɒljuːm dɪˈpliːʃən/ Déplétion volémique Giảm thể tích
70 Cardiac output /ˈkɑːrdiæk ˈaʊtpʊt/ Débit cardiaque Cung lượng tim
71 Vasoconstricting substances /ˌveɪzoʊkənˈstrɪktɪŋ ˈsʌbstənsɪz/ Substances vasoconstrictrices Chất co mạch
72 Afferent arteriole /ˈæfərənt ɑːrˈtɪriəl/ Artériole afférente Tiểu động mạch đến
73 Glomerular filtration /glɒˈmɛrjʊlər fɪlˈtreɪʃən/ Filtration glomérulaire Lọc cầu thận
74 Steroid /ˈstɪərɔɪd/ Stéroïde Steroid
75 Antiplatelet agent /ˌæntaɪˈpleɪtlɪt ˈeɪdʒənt/ Agent antiplaquettaire Thuốc chống kết tập tiểu cầu
76 Acid-base status /ˈæsɪd beɪs ˈsteɪtəs/ État acido-basique Tình trạng toan kiềm
77 Blood gas analysis /blʌd gæs əˈnælɪsɪs/ Analyse des gaz du sang Phân tích khí máu
78 Neuroimaging /ˌnjʊəroʊˈɪmɪdʒɪŋ/ Neuroimagerie Chẩn đoán hình ảnh thần kinh
79 Lumbar puncture /ˈlʌmbər ˈpʌŋktʃər/ Ponction lombaire Chọc dò tủy sống
80 Anaphylactoid reaction /ˌænəfɪˈlæktɔɪd riˈækʃən/ Réaction anaphylactoïde Phản ứng giống phản vệ
81 IgE-mediated anaphylaxis /ˌaɪdʒiːˈiː ˈmiːdieɪtɪd ˌænəfɪˈlæksɪs/ Anaphylaxie médiée par les IgE Phản vệ qua trung gian IgE
82 Hepatotoxicity /ˌhepətoʊtɒkˈsɪsəti/ Hépatotoxicité Độc tính cho gan
83 Transaminases /trænˈzæmɪneɪzɪz/ Transaminases Men gan
84 Coagulation parameters /koʊˌægjʊˈleɪʃən pəˈræmɪtərz/ Paramètres de coagulation Thông số đông máu
85 Cardiovascular risk /ˌkɑːrdioʊˈvæskjʊlər rɪsk/ Risque cardiovasculaire Nguy cơ tim mạch
86 Stroke /stroʊk/ Accident vasculaire cérébral Đột quỵ
87 Hemorrhagic death /ˌhɛməˈrædʒɪk dɛθ/ Mort hémorragique Tử vong do xuất huyết
88 Clinical trial /ˈklɪnɪkəl ˈtraɪəl/ Essai clinique Thử nghiệm lâm sàng
89 Drug screening /drʌg ˈskriːnɪŋ/ Dépistage des drogues Sàng lọc thuốc
90 Symptomatic toxicity /ˌsɪmptəˈmætɪk tɒkˈsɪsəti/ Toxicité symptomatique Độc tính có triệu chứng
91 Multisystem organ failure /ˌmʌltiˈsɪstəm ˈɔːrgən ˈfeɪljər/ Défaillance multiviscérale Suy đa tạng
92 Psychiatric evaluation /ˌsaɪkiˈætrɪk ɪˌvæljuˈeɪʃən/ Évaluation psychiatrique Đánh giá tâm thần
93 Risk assessment /rɪsk əˈsɛsmənt/ Évaluation des risques Đánh giá nguy cơ
94 Drug-drug interaction /drʌg drʌg ˌɪntərˈækʃən/ Interaction médicamenteuse Tương tác thuốc
95 Clinical management /ˈklɪnɪkəl ˈmænɪdʒmənt/ Prise en charge clinique Quản lý lâm sàng
96 Laboratory parameters /ləˈbɒrətəri pəˈræmɪtərz/ Paramètres de laboratoire Thông số xét nghiệm
97 Vital parameters /ˈvaɪtl pəˈræmɪtərz/ Paramètres vitaux Thông số sinh tồn
98 Intentional overdose /ɪnˈtɛnʃənəl ˈoʊvərdoʊs/ Surdosage intentionnel Quá liều có chủ ý
99 Unintentional overdose /ˌʌnɪnˈtɛnʃənəl ˈoʊvərdoʊs/ Surdosage non intentionnel Quá liều không chủ ý
100 Clinical toxicity /ˈklɪnɪkəl tɒkˈsɪsəti/ Toxicité clinique Độc tính lâm sàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Holubek WJ. Nonsteroidal antiinflammatory drugs. In: Nelson LS et al, eds. Goldfrank’s Toxicologic Emergencies. 11 ed. McGraw-Hill; 2019:chapter 35.
2.Bjorkman DJ. Current status of nonsteroidal anti-inflammatory drug (NSAID) use in the United States: risk factors and frequency of complications. Am J Med. 1999;107(6A):3S-8S.
3.Whelton A. Nephrotoxicity of nonsteroidal anti-inflammatory drugs: physiologic foundations and clinical implications. Am J Med. 1999:106(5B):13S-24S.
4.Gummin DD et al. 2021 Annual Report of the National Poison Data System© (NPDS) from America’s Poison Centers: 39th Annual Report. Clin Toxicol. 2022;60(12):1381-1643.
5.Süleyman H et al. Anti-inflammatory and side effects of cyclooxygenase inhibitors. Pharmacol Rep. 2007;59(3):247-258.
6.Murray MD et al. Adverse effects of nonsteroidal anti-inflammatory drugs on renal function. Ann Intern Med. 1990;112(8):559-560.
7.Perazella MA et al. Are selective COX-2 inhibitors nephrotoxic? Am J Kidney Dis. 2000;35(5):937-940.
8.Scheiman JM. NSAID-induced gastrointestinal injury: a focused update for clinicians. J Clin Gastroenterol. 2016;50(1):5-10.
9.Hall AH et al. Ibuprofen overdose in adults. J Toxicol Clin Toxicol. 1992;30(1):23-37.
10.US Food and Drug Administration (FDA). FDA Drug Safety Communication: FDA Strengthens Warning That Non-Aspirin Anti-Inflammatory Drugs (NSAIDs) Can Cause Heart Attacks or Strokes. Updated July 9, 2015. Reviewed February 26, 2018. Accessed September 2, 2023.
11.Hall AH et al. Ibuprofen overdose – a prospective study. West J Med. 1988;148(6):653-656.
12.Linden CH et al. Metabolic acidosis after acute ibuprofen overdosage. J Pediatr. 1987;111(6 Pt 1):922-925.
13.McGettigan P et al. Cardiovascular risk and inhibition of cyclooxygenase: a systematic review of the observational studies of selective and nonselective inhibitors of cyclooxygenase 2. JAMA. 2006;296(13):1633-1644.
14.Easley RB et al. Central nervous system manifestations of an ibuprofen overdose reversed by naloxone. Pediatr Emerg Care. 2000;16(1):39-41.
15.Auriel E et al. Nonsteroidal anti-inflammatory drugs exposure and the central nervous system. Handb Clin Neurol. 2014;119:577-584.
16.Halpern SM et al. Ibuprofen toxicity. A review of adverse reactions and overdose. Adverse Drug React Toxicol Rev. 1993;12(2):107-128.
17.Downie A et al. Severe metabolic acidosis complicating massive ibuprofen overdose. Postgrad Med J. 1993;69(813):575-577.
18.Holubek W et al. A report of two deaths from massive ibuprofen ingestion. J Med Toxicol. 2007;32):52-55.
19.Berkes EA. Anaphylactic and anaphylactoid reactions to aspirin and other NSAIDs. Clin Rev Allergy Immunol. 2003;24(2):137-147.
20.Tolman KG. Hepatotoxicity of non-narcotic analgesics. Am J Med. 1998;105(suppl 1B):13S-19S.
21.McElwee NE et al. A prospective, population-based study of acute ibuprofen overdose: complications are rare and routine serum levels not warranted. Ann Emerg Med. 1990;19(6):657-662.
22.van den Bemt PMLA et al. Drug-induced immune thrombocytopenia. Drug Saf. 2004;27(15):1243-1252.
23.Cramer RL et al. Agranulocytosis associated with etodolac. Ann Pharmacother. 1994;28(4):458-460.
24.Kaushik P et al. Celecoxib-induced methemoglobinemia. Ann Pharmacother. 2004;38(10):1635-1638.
25.Newton TA et al. Poisoning with equine phenylbutazone in a racetrack worker. Ann Emerg Med. 1991;20(2):204-207.
26.Wood DM et al. Fatality after deliberate ingestion of sustained-release ibuprofen: a case report. Crit Care London Engl. 2006;10(2):R44.
27.Nguyen HT et al. Recurrent ibuprofen-induced aseptic meningitis. Ann Pharmacother. 2004;38(3):408-410.
28.Balali-Mood M et al. Mefenamic acid overdosage. Lancet. 1981;1(8234):1354-1356.
29.Bennett RR et al. Acute oliguric renal failure due to ibuprofen overdose. South Med J. 1985;78(4):490-491.
30.Le HT et al. Ibuprofen overdose complicated by renal failure, adult respiratory distress syndrome, and metabolic acidosis. J Toxicol Clin Toxicol. 1994;32(3):315-320.
31.Rapuri SB et al. “WEED” out false-positive urine drug screens. Curr Psychiatry. 2006;5(8):107-110.
32.Pulini M. False-positive benzodiazepine urine test due to oxaprozin. JAMA. 1995;273(24):1905-1906.
33.Mukherjee D et al. Risk of cardiovascular events associated with selective COX-2 inhibitors. JAMA. 2001;286(8):954-959.
34.Varga Z et al. (2017). Cardiovascular risk of nonsteroidal anti-inflammatory drugs: an under-recognized public health issue. Cureus. 2017;9(4):e1144.
35.Nissen SE et al. Cardiovascular safety of celecoxib, naproxen, or ibuprofen for arthritis. N Engl J Med. 2016;375(26):2519-2529.
36.Solomon SD et al. Cardiovascular risk associated with celecoxib in a clinical trial for colorectal adenoma prevention. N Engl J Med. 2005;352(11):1071-1080.
37.Scott CS et al. Renal failure and vestibular toxicity in an adolescent with cystic fibrosis receiving gentamicin and standard-dose ibuprofen. Pediatr Pulmonol. 2001;31(4):314-316.
38.Stollberger C et al. Nonsteroidal anti-inflammatory drugs in patients with cardio- or cerebrovascular disorders. Z Kardiol. 2003;92(9):721-729.
39.O’Brien WM et al. Rare adverse reactions to nonsteroidal antiinflammatory drugs. J Rheumatol. 1985;12(1):785-790.
40.Schafer AI. Effects of nonsteroidal anti-inflammatory therapy on platelets. Am J Med. 1999;106(suppl 5B):25S-36S.
41.Sone H et al. Ibuprofen-related hypoglycemia in a patient receiving sulfonylurea. Ann Intern Med. 2001;134(4):334.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0