You dont have javascript enabled! Please enable it! Tăng Natri Máu - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNội khoa

Tăng Natri Máu

Cập nhật chẩn đoán và xử trí cơn bão giáp trạng
Xét nghiệm Hematocrit (Hct)
Cấp cứu tim mạch : Tăng huyết áp cấp cứu
Hội chứng mạch vành cấp tính: Định nghĩa và phân loại
Hiệu quả của thuốc chẹn beta giao cảm trên bệnh nhân suy tim kèm rung nhĩ

Đại cương:

Tăng natri máu xảy ra khi natri máu tăng trên 145 mEq/L và biểu hiện tình trạng tăng áp suất thẩm thấu máu.

Chẩn đoán: (xem thêm sơ đồ chẩn đoán)

Biểu hiện lâm sàng:

Tăng natri máu đưa đến tình trạng tăng áp suất thẩm thấu ngoại bào gây dịch chuyển nước ra khỏi tế bào não. Do đó, các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là triệu chứng thần kinh, bao gồm rối loạn tri giác, bứt rứt, yếu cơ, dấu hiệu thần kinh khu trú, có thể co giật, hôn mê. Mức độ nặng của các triệu chứng tùy thuộc mức độ tăng và tốc độ tăng natri máu. Tăng natri máu mạn (> 2 ngày) thường biểu hiện ít triệu chứng hơn nhờ các cơ chế thích nghi.

Xét nghiệm chẩn đoán:

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân tăng natri máu gồm áp suất thẩm thấu nước tiểu (ASTTnt) và natri niệu. Ngoài ra, test DDAVP (desmopressin) giúp thu hẹp chẩn đoán.

Test DDA VP: sau khi cho nhịn uống nước 2-3 giờ, xịt mũi 10ug desmopressin. Nếu ASTTnt tăng trên 50%, có đáp ứng với desmopressin thì đó là đái tháo nhạt trung ương, nếu dưới 50% thì đó đái tháo nhạt thận.

Nguyên nhân:

Các nguyên nhân tăng natri máu được chia thành hai nhóm chính là (1) tăng lượng natri vào và (2) mất nước. Nhóm thứ 2 thường gặp hơn và có thể chia như sau:

  •  Mất nước qua thận là nguyên nhân thường gặp nhất của tăng natri máu bao gồm lợi tiểu thẩm thấu và đái tháo nhạt (đái tháo nhạt trung ương hay đái tháo nhạt thận).
  • – Mất nước ngoài thận: bao gồm mất dịch nhược trương qua da, đường hô hấp, và đường tiêu hóa (thường gặp là tiêu chảy thẩm thấu do lactolose, sorbitol, hội chứng kém hấp thu và viêm dạ dày-ruột do siêu vi).

Điều trị:

Xác định tốc độ hạ [Na+]:

– Các trường hợp tăng natri máu có triệu chứng, tốc độ hạ [Na+] 10-12 mEq/L/ngày. Tăng natri máu mạn tính và không có triệu chứng, tốc độ hạ [Na+] không quá 5-8mEq/L/ngày.

Bù dịch:

  • Có thể dựa vào công thức tính sự thay đồi [Na+] từ dịch truyền

[Na+] = ([Na+i] + [K+i]- [Na+s]))  (lượng nước toàn cơ thể + 1 )

[Na+i]  và [K+i]: nồng độ  trong dịch truyền

[Na+s], nồng độ  trong máu

Lượng nước toàn cơ thể = 50% cân nặng (kg) ở nam; 40% cân nặng (kg)ở nữ

VD:  bệnh nhân nam 70 kg, tiêu chảy khoảng 2 lít/ngày, [Na+] máu =164 mEq/L, [K+] máu = 3mEq/L. Dịch bù lựa chọn là dextrose 5% và 20 mEq KCl/lít.

  • Với mỗi lít dịch bù này, [Na+] hạ 4 mEq/L

[Na+] = (0 + 20 – 164) + ((70 X 0,5) + 1) = -4 mEq/L

  • Để đạt tốc độ hạ [Na+]  máu 12 mEq/l/ngày, cần 3 lít dịch bù như trên trong ngày.
  • Tốc độ bù dịch mỗi giờ là 125mL (3 lít/24giờ) và cần theo dõi [Na+] máu chặt chẽ.

Điều trị bệnh nguyên

Sơ đồ chẩn đoán và điều trị tăng natri máu

Tài liệu tham khảo
1. Ahsan U, Seth G (2012), Electrolyte abnormalities, The Washington manuaỉ of critical care 2nd, Lippincott Williams & Wilkms, Phiỉadelphia, 178- 208.
2. Mutneja A, Chen s, Jang J L (2016), Fluid and electrolyte management, The Washington manual ofmedical therapeutic, 35th edition, Lippincott Wilỉỉams & Wilkins, Philadelphia, 355-388.