Trang chủNội khoa

Sổ tay lâm sàng Điều trị và hồi sức bệnh nhân COVID-19 người lớn tại bệnh viện tầng 4

CÁC BIỆN PHÁP CỨU VÃN KHI HỒI SỨC HÔ HẤP THẤT BẠI

Pulse Corticoid: 125mg mỗi 6h/ ngày trong vòng 3 ngày.

Lọc máu hấp phụ cytokine

ECMO: xem lại lưu đồ tiếp cận ARDS

Thở NO.

Thay huyết tương: thể tích cao 1 lần/ngày x 5 lần liên tiếp

Biểu hiện tăng khoảng chết – tăng CO2 máu“Half dose rTPA”: 25mg TTM trong 2h; sau đó 25mg TTM trong 22h; tổng liều không quá 0,9 mg/kg.

PHẦN IV: HỒI SỨC HUYẾT ĐỘNG

Nguyên nhân Rối loạn huyết động – shock ở bệnh nhân COVID-19?

Shock trên bệnh nhân COVID-19 có thể có các loại shock đơn lẽ hay chồng lấn lên nhau:

Shock nhiễm trùng do virus Sars-CoV-2

Shock tim: NMCT; viêm cơ tim

Shock tắc nghẽn: Thuyên tắc phổi

Shock giảm thể tích: thoát mạch, giảm nhập…

Chẩn đoán Shock trên lâm sàng như thế nào?

SHOCK = Giảm tưới máu mô ± Tụt huyết áp (trụy tuần hoàn)

Dấu hiệu giảm tưới máu mô:

Tri giác: lơ mơ, đờ đẫn…. rối loạn tri giác so với mức nền.

Thiểu niệu đến vô niệu: < 0,5 ml/kg/giờ.

Da nổi bông, CRT (thời gian phục hồi màu da) kéo dài > 3 giây.

Tụt huyết áp là khi huyết áp:

Tâm thu ≤ 90 mmHg hay giảm > 30% so với mức nền (đối với THA).

MAP ≤ 65 mmHg (huyết áp trung bình).

Tâm trương ≤ 50 mmHg được xem là liệt mạch (dãn mạch nặng).

Thang điểm da nổi bông là gì?

Độ Mô tả
0 Không có.
1 To bằng đồng xu, mặt trước trung tâm đầu gối.
2 Không vượt quá bờ trên bánh chè.
3 Không vượt quá ½ đùi.
4 Không lan tới nếp bẹn.
5 Lan qua nếp bẹn

Áp lực mạch là gì? Ý nghĩa của nó trên lâm sàng?

Áp lực mạch = Huyết áp tâm thu – Huyết áp tâm trương.

Phân loại:

Áp lực mạch ≤ 20 mmHg: Giảm

Áp lực  mạch ≥ 30 mmHg: Không giảm.

Ý nghĩa:

Áp lực mạch giảm – gợi ý shock thuộc nhóm tăng kháng trở mạch ngoại biên, cung lượng tim giảm: shock tim; shock tắc nghẽn; shock giảm thể tích (mất máu)

Áp lực mạch không giảm, hay dãn rộng – gợi ý shock liệt mạch, cung lượng tim binh thường: shock nhiễm trùng; shock phản vệ.

Chú ý: áp lực mạch càng rộng căng gợi ý cung lượng tim binh thường hay cao.

Có thể phân biệt nhanh nguyên nhân shock tuần hoàn trên lâm sàng?

Bằng 1 cách tương đối: Bệnh sử – khám lâm sàng – Áp lực mạch có thể chẩn đoán nhanh nguyên nhân gây ra trụy tuần hoàn.

Chú ý: càng dễ phân biệt nếu tiếp cận càng sớm; shock càng kéo dài hình thai huyết động chiếm ưu thể là shock liệt mạch.

Bảng : Phương thức nhanh chẩn đoán sớm nguyên nhân Shock
Đặc điểm của Shock:
Huyết áp giảm Nhịp tim tăng
Tri giác giảm (lú lẫn, kích động..) Toan máu tăng
Nước tiểu giảm Nhịp thở tăng
CO giảm ??? CO cao: Septic shock. CO thấp: Shock tim/ ↓ V.
KHÔNG
Hiệu số HA Tăng Giảm
HA tâm trương Giảm Tăng
Chi và đầu chi Ấm hồng Lạnh ẩm
CRT Nhanh Chậm
Tiếng tim Mờ
Thân nhiệt Tăng hay giảm
Bạch cầu máu Tăng hay giảm
Nhiễm trùng +++
Có giảm V??? Suy bơm: Shock tim Giảm hồi lưu: Shock ↓ V
Không
Dấu hiệu Đau thắt ngực, ECG… Tiêu chảy, mất máu…
Tĩnh mạch cổ Nổi to Xẹp
T3,T4 gallop +++
Rale ẩm +++
Xquang ngực Bóng tim to, OAP…
Còn nguyên nhân nào khác chồng lấn lên nhau không???
(shock tim; shock nhiễm trùng; shock giảm thể tích).
Các nguyên nhân linh tinh khác.
Tụt HA có CO cao Tụt HA có CVP cao ↓ V kém đ/ứ truyền dịch.
Suy gan.

Viêm tụy cấp

Chấn thương nặng. Cơn bão giáp

Dò động tĩnh mạch

Bệnh Paget

Tăng áp phổi/ PE

Nhồi máu thất phải

Chèn ép tim

Suy thượng thận cấp

Phản vệ

Choáng tủy.

Thông tin cần được làm thêm khi vẫn chưa rõ ràng:  Siêu âm tim; Thông tim phải.

CO: cung lượng tim (thể hiện gian tiếp qua áp lực mạch)

Hình . Sơ đồ tiếp cận chẩn đoan phân biệt nguyên nhân gây trụy tim mạch.

PAGES

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0