Đại cương
Là phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung, 1/3 trên âm đạo, tổ chức thành bên vùng đáy chậu và các hạch bạch huyết thành bên hố chậu (việc cắt hay để lại hai buồng trứng tùy thuộc vào tuổi người bệnh) để điều trị ung thư cổ tử cung.
Chỉ định
Ung thư cổ tử cung giai đoạn Ia hoặc Ib
Chống chỉ định
Ung thư cổ tử cung từ giai đoạn II trở lên (cần xạ trị và hóa chất trước khi phẫu thuật)
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa phụ ung thư, bác sĩ phụ sản có kinh nghiệm
Phương tiện
Bộ đại phẫu của phụ khoa ung thư
Người bệnh
Khám toàn thân và chuyên khoa
Để đánh giá bệnh lý phối hợp
Người bệnh và gia đình được tư vấn về nguy cơ phẫu thuật
Thụt tháo, vệ sinh bụng và âm đạo
Hồ sơ bệnh án
Phẫu thuật theo quy định.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thì 1:mở bụng
Mở bụng đường trắng giữa dưới rốn, có thể kéo lên trên rốn nếu cần +Thăm dò toàn bộ ổ bụng
Thì 2:vét hạch chậu
Cắt dây chằng tròn càng xa tử cung càng tốt, sát về phía thành chậu
Cắt dây chằng tử cung- buồng trứng, nếu có chỉ định cắt buồng trứng thì cắt dây chằng thắt lưng –buồng trứng
Mở phúc mạc song song với hướng đi của động mạch chậu ngoài
Bộc lộ niệu quản
Vét hạch chậu dọc theo động mạch chậu ngoài, tĩnh mạch chậu ngoài, động mạch chậu trong, tĩnh mạch chậu trong cho tới hố bịt đến dây thần kinh bịt
Thì 3:cắt tử cung
Mở lá phúc mạc ở túi cùng trước, đẩy bàng quang xuống thấp
Phẫu tích niệu quản đến chỗ cắm vào bàng quang
Cắt động mạch tử cung từ chỗ phân nhánh ở động mạch chậu trong
Cắt 2 dây chằng tử cung- cùng, đẩy trực tràng xuống
Cắt tử cung hoàn toàn khỏi âm đạo kèm theo cắt âm đạo sâu xuống 1-2 cm
Khâu mỏm âm đạo
Kiểm tra cầm máu, kiểm tra niệu quản, bàng quang
Đóng bụng theo các lớp giải phẫu
Theo dõi
Theo dõi các yếu tố huyết động, theo dõi bụng, ra máu âm đạo
Tai biến và xử trí
Chảy máu trong và sau mổ. Phát hiện sớm chảy máu để mổ lại cầm máu
Viêm phúc mạc
Tổn thương đường tiêu hóa: ruột, đại tràng, trực tràng
Tổn thương đường tiết niệu: bàng quang, niệu quản
Tổn thương mạch máu: dễ xảy ra trong thì vét hạch
BÌNH LUẬN