ĐẠI CƯƠNG
Vết thương tủy sống là một tổn thương hiếm gặp và chiếm khoảng 1,5% trong tất cả các tổn thương tủy sống. Có thể gặp vết thương tủy sống tại bất kỳ đoạn nào của cột sống, tuy nhiên hay gặp đoạn cột sống cổ và thắt lưng do đặc điểm vùng cột sống ngực các mỏm gai xếp chồng kín lên nhau.
Vết thương tủy sống thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương hoặc đa vết thương phần mềm nên cần có thái độ xử trí cấp cứu, toàn diện, đánh giá đầy đủ tổn thương, cả đường vào, đường ra của vết thương và các cơ quan lân cận trên đường đi của nó.
Đường tiếp cận vết thương tủy sống tùy thuộc vào thương tổn và vị trí giải phẫu. Trước tiên cần phải đảm bảo huyết động ổn định, sử dụng vắc xin chống uốn ván, kháng sinh phổ rộng và sơ cứu tốt tránh tổn thương thêm thần kinh trong quá trình vận chuyển.
CHỈ ĐỊNH
Vết thương tủy sống (còn hoặc không còn dị vật) gây tổn thương thần kinh – Rò dịch não tủy từ vết thương
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân nặng ảnh hưởng đến tính mạng
Vết thương trên da vùng cột sống nhưng chưa xác định được tình trạng tổn thương thần kinh và rò dịch não tủy
CHUẨN BỊ
Người thực hiện:
1 phẫu thuật viên chuyên sâu về cột sống, 2 phụ phẫu thuật (bác sỹ chuyên ngành ngoại khoa), 1 dụng cụ viên.
Người bệnh
Hoàn thành các phương tiện chẩn đoán hình ảnh: Xquang, chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ (MRI) nhằm chẩn đoán xác định dị vật và đường vào
Giải thích cho người bệnh và gia đình về tình trạng bệnh và phương pháp mổ, các nguy cơ tai biến và rủi ro.
Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống
Vật liệu cầm máu và vá màng cứng
Chỉ đơn sợi không tiêu 5/0 hoặc 6/0 để khâu tạo hình màng cứng
Tiến tới sử dụng máy theo dõi thần kinh trong mổ
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Tư thế
Người bệnh nằm ngửa có gối độn dưới vai nếu can thiệp vào vùng cổ trước
Người bệnh nằm sấp, độn gối kê dưới ngực và cánh chậu
Vô cảm:
Gây mê nội khí quản
Kỹ thuật
Sát trùng vùng mổ và trải toan, lưu ý sát khuẩn kỹ vùng vết thương và dị vật
Rạch da, bóc tách các lớp cân cơ đến vùng dị vật
Đánh giá tổn thương giải phẫu về xương, khớp, dây chằng và thần kinh
Mở cung sau 1 bên hoặc toàn bộ tùy thuộc vào vị trí và kích thước dị vật, có thể mở lên trên và xuống dưới 1 mức nếu tổn thương rộng và phức tạp.
Cắt bỏ dây chằng vàng
Bộc lộ màng cứng và đánh giá tổn thương màng cứng – tủy sống – rễ thần kinh
Lấy bỏ dị vật và cầm máu
Lấy bỏ máu tụ ngoài màng cứng
Bơm rửa sạch
Nhận định tình trạng màng cứng vùng tổn thương. Nếu rách rộng nên sử dụng cân cơ để vá màng cứng. Rách nhỏ có thể vá trực tiếp.
Kiểm tra sự rò rỉ của dịch não tủy, có thể tăng cường keo sinh học để hạn chế tình trạng rò.
Cầm máu kỹ
Dẫn lưu ngoài cơ
Đóng các lớp theo giải phẫu: cân cơ chỉ tiêu số 1, dưới da chỉ tiêu 2.0, da chỉ không tiêu 3.0
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi
Ngay sau mổ
Đánh giá tình trạng huyết động sau mổ
Đánh giá tình trạng lâm sàng sau mổ
Đánh giá tình trạng vết mổ
Rút dẫn lưu sau 24 – 48 giờ, lưu ý màu sắc và số lượng dẫn lưu
Theo dõi sau mổ
Đeo đai cứng cột sống 6 tuần sau mổ
Đánh giá hồi phục triệu chứng lâm sàng thần kinh
Đánh giá sự liền của vết mổ cũng như tình trạng nhiễm trùng nếu có
Đánh giá tình trạng loét, viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu
Xử trí tai biến
Rò dịch não tủy: Cho nằm đầu thấp chân cao, dùng thuốc giảm tiết dịch não tủy (Diamox), băng ép chặt vết mổ. Nếu các phương án trên không hiệu quả đòi hỏi phải tiến hành phẫu thuật vá màng cứng.
Nhiễm trùng vết mổ: Thay băng vết mổ và ép sạch dịch, sử dụng kháng sinh liều cao, phối hợp tốt nhất theo kháng sinh đồ, nâng cao thể trạng.
Theo dõi và xử trí các tai biến do tổn thương các cơ quan phối hợp.
Loét tì đè: Nằm nghiêng, lăn trở, bôi xanh methylen, thay băng, cắt lọc loét nông, nâng cao thể trạng.
Viêm phổi: vỗ rung, nằm đầu cao, lý liệu pháp hô hấp.
Nhiễm trùng tiết niệu: thay sonde tiểu sau 7 ngày, cấy nước tiểu, điều trị kháng sinh đường tiết niệu.
BÌNH LUẬN