Trang chủNHI - SƠ SINH

Nang và rò bẩm sinh vùng cổ

ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa

Nang và dò bẩm sinh vùng cổ là dị tật bẩm sinh do sự phát triển bất thường của bộ mang trong thời kì phôi thai. Thường gặp nang giáp lưỡi, nang hoặc dò khe mang số 1,2,3,4.

Nguyên nhân

Dò khe mang: tồn tại các khe mang và xoang cổ trong quá trình phát triển phôi thai, các thành phần này lẽ ra sẽ biến mất trong quá trình phát triển của phôi thai.

Nang giáp móng: do ống giáp lưỡi không tiêu biến và tồn tại sau khi ra đời.

Phân loại:

Nang: không có lỗ dò

Dò: có lỗ dò trong và lỗ dò ngoài.

Xoang: đường dò không hoàn chỉnh, chỉ có lỗ dò trong hoặc ngoài

Tần suất:

Nang giáp lưỡi: là dị tật bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ em.

Dò khe mang: số 2 là thường gặp nhất chiếm 69%, số 1 chiếm 18%, số 3 chiếm 7%. Dò khe mang số 4 ít gặp hơn.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng:

Nang giáp lưỡi: thường phát hiện tình cờ thấy có một khối u trước cổ, liên hệ chặt chẽ với xương móng, di động theo nhịp nuốt.

Dò khe mang: biểu hiện với một lỗ dò ngoài da vùng cổ và lỗ dò trong đổ vào vùng họng miệng hoặc tai ngoài. Thường dựa vào lỗ dò trong để xác định

Số 1: lỗ dò trong đổ vào ống tai ngoài

Số 2: lỗ dò trong đổ vào hố amidan  Số 3,4: lồ dò trong đổ vào xoang lê

Bệnh nhân thường đến khám vào giai đoạn nhiễm trùng do nang hoặc lỗ dò viêm nhiễm, apxe hóa.. với các triệu chứng như: sốt, vùng da có lỗ dò hoặc nang sưng, nóng, đỏ, đau……

Cận lâm sàng:

Công thức máu: trong giai đoạn viêm, apxe bạch cầu tăng cao, đặc biệt là đa nhân trung tính

Chụp đường dò có bơm thuốc cản quang cho thấy đường đi của đường dò từ ngoài da vào trong.

Siêu âm cho phép xác định vị trí của khối u, sự liên quan của nó với các bộ phận xung quanh, cho biết đó là u đặc hay nang.

Nội soi hạ họng hoặc tai ngoài: phát hiện lỗ dò trong để xác định dò khe mang

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

Khi có viêm hoặc áp xe: điều trị nội khoa

Phẫu thuật để lấy trọn nang hoặc đường dò khi không có viêm nhiễm hoặc tình trạng viêm nhiễm đã ổn định

Điều trị nội khoa

Khi nang hoặc dò viêm hoặc apxe, điều trị chủ yếu bằng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Khi bị apxe cần rạch dẫn lưu apxe.

Điều trị ngoại khoa

Nang giáp móng: mổ lấy trọn nang kèm cắt một phần thân xương móng (phẫu thuật Sistrunk) làm giảm tỉ lệ tái phát.        .

Dò khe mang: lấy bỏ hết đường dò để tránh tái phát

Sau mổ đặt dẫn lưu kín hoặc dẫn lưu penrose.

THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Theo dõi

Thay băng hằng ngày

Rút dẫn lưu sau 24-48h

Theo dõi tình trạng vết mổ

Tái khám

Tái khám sau xuất viện 1 tuần, đánh giá tình trạng vết mổ, cắt chỉ.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0