You dont have javascript enabled! Please enable it! Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C năm 2021 - Trang 4 trên 4 - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNội khoa

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C năm 2021

Vai trò của stress phổi đối với sự tiến triển của viêm phổi COVID-19 sớm
Một số bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi
Thông số thở máy ở bệnh nhân COVID-19 bị bệnh nặng: một tổng quan phạm vi
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Bài giảng các Hội chứng lâm sàng do Covid-19

PHỤ LỤC 3. CÁC NHÓM THUỐC KHÁNG VI RÚT TRỰC TIẾP
(DIRECT ACTING ANTIVIRALS: DAA)

Nhóm thuốc điều trị viêm gan C
NS3/4A (ức chế protease)* Ức chế NS5A Ức chế polymerase NS5B (NA)
Glecaprevir (GLE) Daclatasvir (DAC) Sofosbuvir (SOF)
Voxilaprevir (VOX) Velpatasvir (VEL)  
Grazoprevir (GRZ) Ledipasvir (LDV)  
  Pibrentasvir (PIB)*  
  Elbasvir (ELB)*  
Dạng thuốc và liều lượng
Phối hợp liều cố định (FDC) SOF 400 mg/VEL 100 mg 1 viên phối hợp uống 1 lần/ngày
SOF 400 mg/DAC 60 mg 1 viên phối hợp uống 1 lần/ngày
GLE 300 mg/PIB 120 mg 1 viên phối hợp uống 1 lần/ngày
ELB 50mg/GRZ 120 mg 1 viên phối hợp uống 1 lần/ngày
SOF 400mg/LDV 90 mg 1 viên phối hợp uống 1 lần/ngày
SOF 400 mg/VEL 100 mg/VOX 100mg 1 viên phối hợp uống 1 lần/ngày
Dạng viên rời SOF 400 mg 1 viên uống 1 lần/ngày phối hợp với RBV, DAC
DAC 60 mg 1 viên uống 1 lần/ngày phối hợp với SOF
DAC 30 mg 1 viên uống 1 lần/ngày phối hợp với DAC 60 mg khi cần tăng liều do tương tác thuốc

1 viên uống 1 lần/ngày khi cần giảm liều do tương tác thuốc

Thuốc dành cho trẻ em từ 3 đến 17 tuổi SOF/LED < 17 kg: 150mg/33,75mg mỗi ngày

17 – < 35 kg: 200mg/45mg mỗi ngày

≥ 35 kg: 400mg/90mg mỗi ngày

SOF/VEL: có 2 dạng viên phối hợp cho trẻ: < 17 kg: 150mg/37,5mg mỗi ngày (3 viên/ngày nếu dùng viên phối hợp SOF 50mg/VEL 12,5mg)
SOF 50mg/VEL 12,5mg

SOF 200mg/VEL 50mg

≥ 17 kg ở trẻ 3 – 12 tuổi: 200m/50mg mỗi ngày (1 viên/ngày dạng phối hợp SOF 200mg/VEL 50mg hoặc 4 viên/ngày dạng phối hợp SOF 50mg/VEL 12,5mg).

Trẻ > 12 tuổi: liều giống như người lớn

GLE/PIB

viên phối hợp GLE 50mg/PIB 20mg

12 – 19 kg: 150mg/60mg mỗi ngày (3 viên/ngày)

20 – 29 kg: 200mg/80mg mỗi ngày (4 viên/ngày)

30 – 44 kg: 250mg/100mg mỗi ngày (5 viên/ngày)

*Các thuốc thuộc nhóm NS3/4A, Pibrentasvir (PIB) và Elbasvir (ELB) hiện chưa có tại Việt Nam

PHỤ LỤCBẢNG LIỀU LƯỢNG RBV

Cân nặng (kg) Liều lượng
< 75 kg 1000 mg/ngày
≥ 75 kg 1200 mg/ngày
Suy thận
Mức độ trung bình (eGR: 30 – 59 mL/phút) 600 mg/ngày
Mức độ nặng (15 – 29 mL/phút) 400 mg/ngày
Giai đoạn cuối (< 15 mL/phút) 200 mg/ngày
Thiếu máu Giảm liều dựa vào kết quả hemoglobin

PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ TƯƠNG TÁC GIỮA THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT C VÀ CÁC THUỐC KHÁC

Tham khảo theo link sau https://www.hep-druginteractions.org/

Thuốc Thuốc kết hợp Ảnh hưởng khi kết hợp Khuyến cáo xử trí
RBV AZT Tăng nguy cơ thiếu máu Thay thế AZT bằng ARV khác
Sofosbuvir (SOF) Amiodaron Làm chậm nhịp tim Chỉ sử dụng amiodarone khi không sẵn có thuốc thay thế và theo dõi chặt chẽ
Các thuốc kích thích cytochrome P450 3A (CYP3A): thuốc chống co giật (phenobacbital, phenotoin, carbamazepin, oxcarbazepin), rifampicin, tipranavir Giảm nồng độ SOF, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị HCV Không sử dụng SOF cùng với thuốc chống co giật, rifampicin

Không sử dụng SOF cùng với tipranavir

Ledipasvir (LDV) TDF

TDF + PI/r

Tăng độc tính đối với thận Theo dõi mức lọc cầu thận, không sử dụng LDV cùng TDF nếu mức lọc cầu thận <60ml/phút. Sử dụng LDV cùng TDF+PI/r phải theo dõi độc tính của TDF lên thận
Các thuốc giảm a xít Giảm hấp thu LDV do đó giảm nồng độ của LDV Uống SOF/LDV cách thuốc kháng acid 4 giờ, cách giờ hoặc cùng giờ thuốc đối kháng thụ thể H2, cùng giờ với thuốc ức chế proton
Daclatasvir (DAC) Các thuốc kích thích CYP3A như thuốc chống co giật (phenobacbital, phenotoin, carbamazepin, oxcarbazepin); rifampicin, ARV (EFV, NVP) Giảm nồng độ DAC do đó giảm hiệu quả điều trị HCV Không sử dụng DAC cùng các thuốc chống co giật, rifampicin.

Tăng liều DAC lên 90 mg/ngày khi điều trị người bệnh nhiễm HIV đang điều trị phác đồ có các thuốc kích thích CYP3A như EFV.

Sử dụng SOF/LDV với các thuốc ức chế CYP3A (clarythomycin, itraconazole, ketoconazole, ATV/r) Tăng nồng độ DAC. Giảm liều DAC xuống 30 mg/ngày khi điều trị người bệnh nhiễm HIV đang điều trị phác đồ ARV có ATV/r và các thuốc ức chế CYP3A khác
Velpatasvir (VEL) Các thuốc giảm a xít Giảm nồng độ VEL Uống SOF/VEL cách thuốc kháng acid 4 giờ, cách 12 giờ hoặc cùng giờ thuốc đối kháng thụ thể H2, uống cùng với thức ăn và trước 4 giờ khi uống omeprazole
Amiodaron Làm chậm nhịp tim Không dùng đồng thời. Trường hợp bắt buộc thì cần theo dõi chặt chẽ
Digoxin Tăng nồng độ digoxin Giảm liều digoxin 50%, theo dõi sát điện tâm đồ và nhịp tim
Chống ung thư:

topotecan

Chống co giật:

carbamazepin

phenytoin

phenobarbital

oxcarbazepin

Kháng mycobacterial:

rifabutin

rifampicin

rifapentin

Tăng nồng độ topotecan, giảm nồng độ SOF/VEL Không dùng đồng thời
Efavirenz, nevirapin, etravirin Giảm nồng độ VEL Không dùng đồng thời
Tenofovir (TDF) Tăng nồng độ TDF Theo dõi sát chức năng thận
Tipranavir/ritonavir Giảm nồng độ SOF/VEL Không dùng đồng thời
Rosuvastatin

Atorvastatin

Tăng nồng độ rosuvastatin và atorvastatin Tăng nguy cơ bệnh cơ, bao gồm cả tiêu cơ vân, không dùng rosuvastatin quá 10mg. Theo dõi chặt chẽ tình trạng tiêu cơ
SMV tương tác với nhiều thuốc ARV Giảm nồng độ SMV ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị HCV Không nên sử dụng SMV với NVP, EFV, Pl/r, delavirdin, etravirin, cobicistat.
Elbasvir (EBR)/

Grazoprevir (GZR)

Elbasvir/gazoprevir tương tác với các thuốc kích thích CYP3A ở gan (rifampicin, hầu hết các thuốc chống co giật,…) Giảm nồng độ elbasvir/gazoprevir ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị HCV. Không sử dụng đồng thời elbasvir/gazoprevir với các thuốc kích thích CYP3A
Tương tác với các thuốc ức chế CYP3A (clarythomycin, ketoconazole, ritronavir) Tăng nồng độ elbasvir/gazoprevir Không sử dụng đồng thời elbasvir/gazoprevir với các thuốc ức chế CYP3A
EFV, etravirin, nevirapin, Giảm nồng độ EBR/GZR Không sử dụng đồng thời EBR/GZR với EFV, ATV, LPV, darunavir, tipranavir
ATV, darunavir, LPV, tipranavir Có thể gây tăng ALT do tăng nồng độ grazoprevir
GLE/PIB Cyclosporine Tăng nồng độ voxilaprevir Không sử dụng đồng thời
Các thuốc kích thích CYP3A: thuốc chống co giật (phenobacbital, phenotoin, carbamazepin, oxcarbazepin); rifampicin, Giảm nồng độ GLE/PIB Không sử dụng đồng thời
EFV, NVP, Giảm nồng độ GLE/PIB Không sử dụng đồng thời
ATV/r, LPV/r, ritonavir Có thể gây tăng nồng độ ATV Không sử dụng đồng thời
Các thuốc ức chế proton, kháng H2 Giảm nồng độ GLE/PIB  
Rosuvastatin Tăng nồng độ rosuvastatin Giảm liều rosuvastatin
Atorvastatin Tăng nồng độ atorvastatin Không sử dụng đồng thời
Simvastatin simvastatin
Voxilaprevir Cyclosporine

Methotrexat

Tăng nồng độ voxilaprevir Không sử dụng đồng thời
Rosuvastatin Tăng nồng độ rosuvastatin Không sử dụng đồng thời
Các thuốc chống đông máu: endoxaban, dabigatran Tăng nồng độ voxilaprevir Không sử dụng đồng thời
ATV/r, LPV Tăng nồng độ voxilaprevir Không sử dụng đồng thời

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFP Alpha fetoprotein
AFP-L3 Alpha fetoprotein – L3
ALT Alanin aminotransferase
Anti – HCV Antibodies against hepatitis C virus – Kháng thể kháng vi rút viêm gan C
APRI AST to Platelet Ratio Index – Chỉ số tỷ số AST/tiểu cầu
ART Antiretroviral therapy – Điều trị kháng retrovirus
ARV Antiretrovirals – Thuốc kháng retrovirus
AST Aspartate aminotransferase
ATV Atazanavir
CTM Công thức máu
CrCl Creatine Clearance- độ thanh thải Creatinine
CYP Cytochrome P450
DAA Direct acting antivirals – Các thuốc kháng vi rút trực tiếp
DAC Daclatasvir
DSV Dasabuvir
EBR Elbasvir
ELISA Enzyme – linked immunosorbent assay – Xét nghiệm hấp phụ miễn dịch gắn men
EFV Efavirenz
GZR Grazoprevir
HBV Hepatitis B Virus – Vi rút viêm gan B
HCV Hepatitis C Virus – Vi rút viêm gan C
HCC Hepatocellular carcinoma – Ung thư biểu mô tế bào gan
HCV core-Ag Kháng nguyên lõi vi rút viêm gan C
HCV RNA Hepatitis C virus – Ribonucleic acid: RNA của vi rút viêm gan C
Hb Hemoglobin – Huyết sắc tố
LDV Ledipasvir
LPV Lopinavir
NNRTI Non-Nucleoside reverse transcriptase inhibitor – Thuốc ức chế enzym sao chép ngược không-nucleoside
PCR Polymerase Chain Reaction -Xét nghiệm khuếch đại chuỗi polymerase
PI Protease inhibitor – Thuốc ức chế enzym protease
PIVKA-II Prothrombin induced by vitamin K absence-II
RBV Ribavirin
RNA Ribonucleic acid
(r) Ritonavir
SOF Sofosbuvir
SYR Sustained virological response – đáp ứng vi rút bền vững

PAGES

1 2 3 4

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0