You dont have javascript enabled! Please enable it! Hạ magie máu: chẩn đoán và điều trị - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNội khoaNội tiết

Hạ magie máu: chẩn đoán và điều trị

Phác đồ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn
Phác đồ chẩn đoán và điều trị hạ natri máu
Phác đồ chẩn đoán và điều trị Hội chứng QT kéo dài
Bệnh Cushing và Hội chứng Cushing
Phác đồ chẩn đoán và điều trị Liệt chu kỳ hạ kali máu

Hạ magiê máu là nồng độ magiê huyết thanh < 1,8 mg/dL (< 0,70 mmol/L). Nguyên nhân bao gồm magiê nhập vào không đủ và không hấp thu hoặc tăng thải trừ do tăng canxi máu hoặc các thuốc như furosemide. Các đặc điểm lâm sàng thường kèm theo hạ kali máu và hạ canxi máu và bao gồm thờ ơ, run, tetani, co giật và loạn nhịp tim. Điều trị bằng bổ sung magiê.

Nồng độ magiê trong huyết thanh, ngay cả khi đo nồng độ magiê tự do, có thể là bình thường thậm chí với giảm magiê trong tế bào hoặc xương.

Nguyên nhân hạ magiê máu
Thiếu hụt magiê thường là kết quả của ăn vào không đủ với suy giảm chức năng thận hoặc sự không hấp thu ở đường tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu magiê quan trọng về mặt lâm sàngxem bảng Nguyên nhân hạ magiê. Hạ magiê máu là phổ biến ở các bệnh nhân nằm viện và thường xảy ra với các rối loạn điện giải khác, bao gồm hạ kali máu và hạ canxi máu. Hạ magiê máu liên quan đến giảm lượng nhập vào ở bệnh nhân suy dinh dưỡnghoặc nghiện rượu kéo dài. Giảm khẩu phần ăn uống thường kết hợp với bài tiết qua nước tiểu tăng lên do sử dụng lợi tiểu làm tăng bài tiết magiê trong nước tiểu.

Thuốc có thể gây ra hạ magiê máu. Ví dụ bao gồm sử dụng thuốc ức chế bơm proton (> 1 năm) mạn tính và sử dụng thuốc lợi tiểu đồng thời. Amphotericin B có thể gây hạ magiê máu, hạ kali máu, và tổn thương thận cấp tính. Nguy cơ của mỗi loại thuốc này tăng trong thời gian điều trị với amphotericin B và sử dụng đồng thời các chất độc thận khác. Liposomal amphotericin B ít gây ra tổn thương thận hoặc hạ magiê máu. Hạ magiê máu thường được giải quyết khi ngừng điều trị.

Cisplatin có thể làm tăng mất magiê do tổn thương thận cũng như giảm chức năng thận chung. Mất magiê có thể nặng và vẫn tồn tại mặc dù ngừng sử dụng cisplatin. Ngừng dùng cisplatin vẫn được khuyến cáo nếu có dấu hiệu độc tính của thận trong quá trình điều trị.

Bảng 1. Nguyên nhân gây hạ magiê máu

Nguyên nhân

Chú thích

Tình trạng rối loạn do sử dụng rượu

Do ăn uống không đầy đủ và bài tiết qua thận quá mức

Các tình trạng mất qua đường tiêu hóa

Tiêu chảy mạn tính

Phân mỡ

Cầu nối ruột non

Sử dụng thuốc ức chế bơm proton mạn tính

Liên quan tới mang thai

Mang thai (đặc biệt là quí thứ 3, bài tiết qua thận quá mức, các yếu tố khác, thường sinh lý)

Cho con bú (tăng nhu cầu magiê)

Mất qua thận nguyên phát

Rối loạn hiếm gặp gây ra bài tiết magiê cao một cách không thích hợp (ví dụ, hội chứng Gitelman)

Mất qua thận thứ phát

Thuốc lợi tiểu quai và thiazide

Sau khi cắt bỏ u tuyến cận giáp

Toan ceton (DKA)

Tăng tiết aldosterone, hormone tuyến giáp, hoặc vasopressin

Ngộ độc thận (ví dụ amphotericin B, cisplatin, cyclosporine, aminoglycosides)

Triệu chứng và Dấu hiệu hạ magiê máu
Hầu hết bệnh nhân đều không có triệu chứng. Biểu hiện lâm sàng là biếng ăn, buồn nôn, nôn ói, hôn mê, yếu, thay đổi nhân cách, tetani (ví dụ, dấu hiệu Trousseau và chvostek dương tính hoặc co quắp bàn tay tự phát, tăng phản xạ), run và co cơ.

Dấu Trousseau là co cổ tay đột ngột do cách giảm lượng máu cung cấp cho tay bằng băng ép hoặc cuốn huyết áp bơm cao hơn 20 mm Hg so với HA tâm thu được áp dụng cho cánh tay trong 3 phút.

Dấu Chvostek là co giật không chủ ý của các cơ mặt được bộc lộ bởi gõ nhẹ lên dây thần kinh mặt, phía trước của ống tai ngoài.

Các dấu hiệu thần kinh, đặc biệt là tetani, liên quan với tiến triển của hạ canxi máu đồng thời, hạ kali máu, hoặc cả hai. Khả năng bệnh cơ được tìm thấy trên điện cơ nhưng cũng tương ứng với hạ canxi máu hoặc hạ kali máu.

Giảm magiê máu nặng có thể gây co giật toàn thân, đặc biệt ở trẻ em.

Chẩn đoán hạ magiê máu
Nồng độ magiê trong huyết thanh < 1,8 mg/dL (< 0,70 mmol/L)
Hạ magiê máu được chẩn đoán bằng nồng độ magiê huyết thanh. Hạ magiê máu nặng thường có kết quả nồng độ < 1,25 mg/dL (< 0,50 mmol/L). Hạ canxi máu và hạ kali máu thường phổ biến. Hạ kali máu với bài tiết kali tiết niệu và kiềm chuyển hoá có thể xuất hiện.

Thiếu magiê nên được nghi ngờ ngay cả khi nồng độ magiê trong huyết thanh là bình thường ở những bệnh nhân bị hạ kali máu và hạ canxi máu không giải thích được. Thiếu magiê cũng cần được nghi ngờ ở những bệnh nhân có triệu chứng thần kinh không rõ nguyên nhân và nghiện rượu, tiêu chảy mạn tính, hoặc sau khi dùng cyclosporine, hóa trị bằng cisplatinum, hoặc liệu pháp kéo dài với amphotericin B hoặc aminoglycosides.

Điều trị hạ magiê máu
Muối magiê đường uống
Magiê sulfate tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho hạ magiê máu nặng hoặc không có khả năng dung nạp hoặc không tuân thủ điều trị bằng đường uống
Điều trị bằng muối magiê được chỉ định khi thiếu magiê có triệu chứng hoặc nồng độ magiê kéo dài < 1.25 mg/dL (< 0.50 mmol/L). Bệnh nhân nghiện rượu được điều trị theo kinh nghiệm. Trong những trường hợp như vậy, có thể thiếu hụt gần 12 đến 24 mg/kg.

Ước tính khoảng 2 lần mức thiếu hụt nên được bổ sung ở những bệnh nhân có chức năng thận còn nguyên vẹn, bởi vì khoảng 50% magiê được sử dụng sẽ bài tiết qua nước tiểu. Muối magiê đường uống (ví dụ, magiê gluconat 500 đến 1000 mg uống 3 lần một ngày) được dùng trong 3 đến 4 ngày. Điều trị đường uống bị hạn chế do xuất hiện tiêu chảy.

Điều trị bằng đường tiêm được dành riêng cho những bệnh nhân bị hạ magiê máu nặng, có triệu chứng và không thể dung nạp được thuốc uống. Đôi khi một mũi tiêm đơn thuần được tiêm ở bệnh nhân nghiện rượu, những người không có khả năng tuân thủ điều trị bằng đường uống kéo dài. Khi magiê phải được thay thế bằng phương pháp tiêm truyền, dung dịch muối magiê 10% (1 g/10 mL) có thể sử dụng được cho tiêm tĩnh mạch và sử dụng dung dịch 50% (1 g/2 mL) cho tiêm bắp. Nồng độ magiê huyết thanh nên được theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình điều trị bằng magiê, đặc biệt khi magiê được dùng cho bệnh nhân suy thận hoặc dùng liều đường tiêm lặp lại. Ở những bệnh nhân này, điều trị được tiếp tục cho đến khi đạt được nồng độ Mg trong huyết thanh bình thường.

Trong hạ magiê máu nặng, triệu chứng (ví dụ như magiê < 1,25 mg/dL [< 0,5 mmol/L] với co giật hoặc các triệu chứng nặng khác), 2-4 g magiê sulfate tiêm tĩnh mạch trong 5 đến 10 phút. Khi co giật vẫn tiếp tục, liều có thể được lặp lại cho khi tổng liều là 10 g trong 6 giờ tiếp theo. Ở những bệnh nhân ngừng co giật, 10 g trong 1 L 5% D/W (dextrose trong nước) có thể được truyền trong 24 giờ, tiếp theo là 2,5 g mỗi 12 giờ để thay thế sự thiếu hụt trong tổng lượng magiê dự trữ và ngăn ngừa thêm.

Khi magiê huyết thanh ≤ 1,25 mg/dL (< 0,5 mmol/L) nhưng các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, magiê sulfate có thể được truyền tĩnh mạch trong 5% D/W với tốc độ 1 g/giờ giống như truyền tĩnh mạch chậm trong 10 giờ. Trong trường hợp hạ magiê máu ít nghiêm trọng hơn, có thể bổ sung lượng thiếu hụt dần dần bằng cách tiêm các liều nhỏ hơn trong 3 đến 5 ngày cho đến khi nồng độ magiê trong huyết thanh về bình thường.

Đồng thời hạ kali máu hoặc là hạ kali máu cần được đề cập cụ thể bên cạnh hạ magiê máu. Những rối loạn điện giải này rất khó để điều chỉnh cho đến khi magiê được bù đủ. Ngoài ra, hạ canxi máu có thể bị trầm trọng hơn khi điều trị hạ magiê máu với magiê sulfate tĩnh mạch vì sulfate kết hợp canxi ion hóa.

TÓM TẮT ĐIỂM CHÍNH
Hạ magiê máu có thể xảy ra ở những người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát, và tăng canxi máu hoặc sử dụng lợi tiểu quai.
Triệu chứng bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn ói, hôn mê, yếu, thay đổi nhân cách, tetani (ví dụ như dấu hiệu Trousseau hoặc dấu hiệu Chvostek dương tính, co quắp bàn tay, tăng phản xạ), run và co bóp cơ.
Điều trị với muối magiê khi thiếu magiê có triệu chứng hoặc dai dẳng < 1,25 mg/dL (< 0,50 mmol/L).
Cho muối magiê đường uống trừ khi bệnh nhân co giật hoặc có các triệu chứng nặng khác, trong trường hợp này, cho từ 2 đến 4 g magiê sulfate tiêm tĩnh mạch trong 5-10 phút.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0