Những rối loạn về điện giải trong máu cũng có thể gây ra những bất thường trên điện tâm đồ.
I. Kali máu.
a. Hạ kali máu. ( < 3mEq/L)
– Nguyên nhân: có thể gặp trong nhiều bệnh như : xơ gan; hôn mê tiểu đường; kiềm hoá máu do nhiều nguyên nhân như ói mữa, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu; Hội chứng Cushing; Hội chứng Conn v.v…
– Những biểu hiện của hạ kali máu trên điện tâm đồ có thể xuất hiện khi nồng độ kali máu còn trong giới hạn bình thường.
Thay đổi ECG trong hạ kali máu:
Sóng T dẹt hay đão ngược.
Xuất hiện sóng U cao.
Đoạn ST chêng xuống nhẹ.
Sóng T cao và rộng.
Khoảng PR kéo dài.
Xuất hiện ngoại tâm thu và rối loạn nhịp nhanh kéo dài ( >30 giây).
Sự đão ngược đặc trưng của biên độ sóng T và U ( bình thường biên độ sóng U bằng khoảng 10% biên độ sóng T) là thay đổi điển hình nhất về hình dạng sóng. Sóng U cao do kéo dài thời gian hồi phục của điện thế hoạt động ở tim. Điều này có thể dẫn đến xoắn đỉnh – là một dạng rối loạn nhịp thất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng.
b. Tăng kali máu.( > 5mEq/L)
– Nguyên nhân: Suy thận; Điều trị quá liều kali; Toan chuyển hoá; Bệnh Addison ( Thiếu corticoid).
– Những thay đổi trên điện tâm đồ ít tương quan đến mức tăng nồng độ Kali máu. Biểu hiện sớm nhất của tăng kali máu trên điện tâm đồ thường là liên quan đến sóng T.
Các thay đổi bao gồm:
* Sóng T cao , nhọn.
* Khoảng PR kéo dài.
* Thời gian QRS kéo dài.
* Sóng P dẹt.
Dẫn truyền qua nút nhĩ thất có thể bị chậm gây ra block nhĩ thất. Phức
bộ QRS kéo dài và sóng T dẹt do nồng độ kali máu cao làm chậm lan truyền xung động ngang qua cơ tim. Dẫn truyền xung động chậm có thể dẫn đến rung thất và ngưng tim. Sóng T có thể biến mất khi nồng độ kali tăng quá cao.
II. Calcium. (4,4 – 5,2 mEq/L)
Thời gian hồi cực tâm thất sẽ bị thay đổi khi nồng độ calci trong máu thay đổi. Điều này sẽ dẫn đến làm thay đổi khoảng QTc trên điện tâm đồ. Sự thay đổi về QTc do bởi tăng hay giãm của đoạn ST, trong khi đó sóng T tương đối bình thường.
– Giãm Calcium: Khoảng QTc kéo dài, sóng T có thể đão ngược ở một vài chuyển đạo.
– Tăng Calcium: Khoảng QTc ngắn, dốc lên của sóng T dựng đứng và mất đoạn ST, có thể có sóng T 2 pha.
III. Magné. (1,4 – 2,4mEq/L)
Hạ Magné máu có thể gây ra đoạn QTc kéo dài, dễ dàng dẫn đến xoắn đỉnh và ngừng tim.
IV. Hạ thân nhiệt.
Hạ thân nhiệt được định nghĩa khi thân nhiệt lấy qua ngã hậu môn dưới 36,6 độ C ( hay < 97,9 độ F). Thay đổi trên điện tâm đồ bao gồm kéo dài tất cả các đoạn PR,QRS,QT. Sóng Osborn điển hình xuất hiện như là sóng ở điểm J với chiều giống như chiều của phức bộ QRS.