Bệnh sử và tiền sử (History taking)
Triệu chứng then chốt (Chief Concern (CC))
- Thường không có triệu chứng và được phát hiện thông qua sàng lọc
- Các triệu chứng và biểu hiện (symptoms and presentation) của tăng đường huyết rõ rệt (significant hyperglycemia) có thể bao gồm:
- Tiểu nhiều (polyuria)
- Uống nhiều (polydipsia)
- Đói nhiều (hay ăn nhiều) (polyphagia)
- Nhìn mờ (blurred vision)
- Giảm cân tự phát (spontaneous weight loss)
- Trạng thái tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu (hyperosmolar hyperglycemic state)
- Nhiễm toan ceton do tiểu đường (diabetic ketoacidosis (DKA)) ít phổ biến hơn so với bệnh tiểu đường típ 1.
- Các triệu chứng có liên quan đến tăng đường huyết mạn tính (chronic hyperglycemia) có thể bao gồm:
- Bệnh lý thần kinh ngoại vi (peripheral neuropathy)
- Nhiễm trùng thường xuyên (frequent infections)
- Giảm thị lực (visual impairment)
- Rối loạn chức năng tình dục (sexual dysfunction)
- Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang (bowel or bladder dysfunction)
- Rối loạn chức năng thận (kidney dysfunction)
- Rối loạn chức năng tim mạch (cardiovascular dysfunction), ví dụ, đau thắt ngực (chest pain)
Bệnh sử (History of Present Illness (HPI))
- Thường khởi phát (onset) một cách từ từ (gradually)
- Ở giai đoạn sớm (early stages), các triệu chứng tiểu đường cổ điển (classic diabetes symptoms) có thể không đủ nghiêm trọng (severe enough) làm bệnh nhân phải chú ý.
- Hỏi về các triệu chứng có thể biểu thị nhiễm toan ceton do đái tháo đường, chẳng hạn:
- mệt mỏi (fatigue)
- Buồn nôn (nausea) và/hoặc nôn (vomiting) (nôn kéo dài có thể biểu thị tình trạng phù não (erebral edema)
- Đau bụng (abdominal pain)
- Đau nhức đầu (headache), lú lẫn (confusion), hoặc ngủ lịm (lethargy) (có thể là biểu thị của phù não)
- Hỏi về (ADA Grade B)1
- Các triệu chứng của bệnh lý thần kinh (neuropathy), chẳng hạn tình trạng nóng ran (burning), đau (pain), và tê bì (numbness)
- Các triệu chứng của bệnh mạch máu (vascular disease), chẳng hạn mỏi chân (leg fatigue) và đau chân khi đi lại (claudication).
Tiền sử dùng thuốc (Medication History)
- Tại lần thăm khám ban đầu (at initial visit), cần đánh giá (review) việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ trước đó (previous risk factor control) và điều trị (treatment) ở những bệnh nhân đái tháo đường đã được xác định (established diabetes) (ADA Grade A)1
- Hỏi về:
- Các hành vi dùng thuốc (medication-taking behaviors) và các rào cản (barriers) của việc tuân thủ dùng thuốc (medication adherence)
- Các tác dụng bất lợi hoặc không dung nạp với thuốc kê đơn
- Sử dụng các thuốc bổ trợ (complementary) hoặc thay thế (alternative medicine)
- Tiền sử tiêm chủng (vaccination history)
- Hỏi về các loại thuốc kê đơn có liên quan đến tăng đường huyết, bao gồm:
- Lợi tiểu thiazide (chẳng hạn chlorthalidone)
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc chẹn kênh canxi (calcium channel blockers) (isradipine, nifedipine, felodipine)
- niacin (nicotinic acid)
- diazoxide
- glucocorticoids
- Thuốc tránh thai dạng uống (oral contraceptives)
- Thuốc chống loạn thần thế hệ hai (second-generation antipsychotics) (ví dụ olanzapine và clozapine) (còn gọi là thuốc chống loạn thần không điền hình, thuốc an thần kinh mới,…)
- Các thuốc chống nhiễm trùng (anti-infectives), bao gồm các thuốc kháng virus (antiretrovirals) (thuốc ức chế protease và thuốc ức chế nucleoside reverse transcriptase), isoniazid, và pentamidine
- phenytoin
Tiền sử bệnh lý (Past Medical History (PMH))
- Hỏi về:
- Các biến chứng của đái tháo đường để giúp xác định mục tiêu điều trị và quản lý tiếp theo (ongoing management and therapeutic goals) (ADA Grade B)
- Các biến chứng có thể bao gồm:
- Biến chứng mạch máu lớn (macrovascular complications), bao gồm bệnh tim mạch vành (coronary heart disease), bệnh mạch máu não (cerebrovascular disease), và bệnh động mạch ngoại biên (peripheral arterial disease).
- Biến chứng mạch máu nhỏ (microvascular complications), chẳng hạn bệnh thận mạn (chronic kidney disease), bệnh võng mạc tiểu đường (diabetic retinopathy), và bệnh lý thần kinh (neuropathy)
- Hạ đường huyết (hypoglycemia) (hỏi về việc nhận biết các đợt hạ đường huyết, tần suất, thời gian và các yếu tố kích hoạt đã biết (known triggers)
- Tăng huyết áp (high blood pressure)
- Rối loạn lipids máu
- Bệnh lý huyết sắc tố (hemoglobinopathies) hoặc thiếu máu (anemias)
- Các biến chứng khác (additional complications) ở nữ giới có thể bao gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome)
- Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes)
- Các biến chứng có thể bao gồm:
- Các triệu chứng của các bệnh lý tâm lý (psychosocial conditions), chẳng hạn:
- Trầm cảm (depression)
- Rối loạn lo âu (anxiety)
- Các rối loạn ăn uống (disordered eating)
- Các đợt đi khám chuyên gia (visits to specialists), chẳng hạn:
- Nha sĩ (dentist) ở lần khám răng gần đây
- Bác sĩ mắt (ophthalmologist) hoặc chuyên gia về đo thị lực (optometrist) ở lần soi đáy mắt gần đây
- Các biến chứng của đái tháo đường để giúp xác định mục tiêu điều trị và quản lý tiếp theo (ongoing management and therapeutic goals) (ADA Grade B)
- Hỏi về tiền sử (ADA Grade B)1
- Các lần bị loét bàn chân (foot ulcers)
- Cắt cụt chi (amputation)
- Bàn chân Charcot (Charcot foot)
- Tạo hình mạch máu (angioplasty)
- Phẫu thuật mạch máu (vascular surgery)
- Bệnh thận (renal disease)
Tiền sử gia đình (Family History (FH))
- Hỏi về:
- Tiền sử bị tiểu đường ở những người thân cấp một (first-degree relative) trong gia đình (bố mẹ đẻ, anh chị em ruột)
- Tiền sử gia đình có người mắc rối loạn tự miễn (autoimmune disorder)
Tiền sử xã hội (Social History (SH))
- Hỏi về:
- Các yếu tố xã hội (social factors) trong đó có thể ảnh hưởng (impact) các quyết định điều trị (treatment decisions), bao gồm mất an ninh lương thực (food insecurity), tình trạng an cư (housing stability), rào cản tài chính (financial barriers), và hỗ trợ nguồn vốn từ xã hội/cộng đồng (ADA Grade A)
- Các yếu tố lối sống (lifestyle factors), chẳng hạn:
- Chế độ ăn (diet) và lịch sử cân nặng
- Mức độ tập luyện (exercise) và các hoạt động thể chất (physical activity)
- Các hành vi giấc ngủ (sleep behaviors) (Kiểu (pattern) và thời gian (duration)
- Sử dụng thuốc lá/thuốc lào (tobacco use) (ADA Grade B)
- Sử dụng rượu (cồn) (alcohol use)
- Sử dụng chất (substance use)
- Tiền sử hỗ trợ và giáo dục tự quản lý bệnh tiểu đường, ví dụ:
- Các đợt tham dự và các lớp học với một nhà giáo dục tiểu đường/Chuyên gia ăn kiêng (dietician/diabetes educator)
- Các kỹ năng tự quản lý (self-management skills) và các rào cản (barriers)
- Sử dụng các công cụ với sự hỗ trợ công nghệ (technology-assisted tools) (bao gồm việc đánh giá sử dụng giáo dục trực tuyến (online education), các ứng dụng y tế trên di động (mobile health applications) và các nhóm hội người bệnh), theo dõi đường huyết (sử dụng các kết quả và dữ liệu), các bút tiêm insulin được kết nối và thiết lập bơm tiêm insulin.
Khám lâm sàng (Physical Examinations)
Khám toàn trạng
- đánh giá chiều cao và cân nặng 1
- tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) hàng năm hoặc thường xuyên hơn theo chỉ định (ADA Grade E)
- Cân nặng có thể cần được theo dõi thường xuyên hơn hàng năm dựa trên các cân nhắc lâm sàng, bao gồm cả sự hiện diện của suy tim kèm theo hoặc những thay đổi đáng kể về cân nặng không giải thích được (ADA Grade B)
- Xem xét đánh giá bệnh nhân nội trú tập trung vào mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc, lượng thức ăn và tình trạng đường huyết nếu tình trạng sức khỏe xấu đi có liên quan đến thay đổi cân nặng đáng kể (ADA Grade E)
- đảm bảo sự riêng tư (privacy) trong quá trình cân (ADA Grade E)
- thừa cân (BMI ≥ 25 kg/m 2 , hoặc BMI ≥ 23 kg/m 2 nếu là người gốc Châu Á) hoặc béo phì thường gặp ở người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2
- tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) hàng năm hoặc thường xuyên hơn theo chỉ định (ADA Grade E)
- đánh giá huyết áp mỗi lần khám (ADA Grade A) 1
- xác nhận huyết áp tăng (≥ 140/90 mm Hg) với nhiều lần đọc vào các ngày riêng biệt trước khi chẩn đoán tăng huyết áp (ADA Grade A)
- Tăng huyết áp có thể được chẩn đoán chỉ trong một lần khám đối với bệnh nhân có huyết áp ≥ 180/110 mm Hg và bệnh tim mạch kèm theo (ADA Grade E)
- tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường loại 2
- đánh giá huyết áp tư thế đứng (orthostatic blood pressure) khi thăm khám ban đầu và khi được chỉ định 1
- hạ huyết áp tư thế đứng và/hoặc nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi (resting tachycardia) có thể gợi ý bệnh lý thần kinh tự chủ tim mạch (cardiovascular autonomic neuropathy)
Khám da
- Các dấu hiệu về da liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm
- Dấu gai đen (acanthosis nigricans)
- mụn thịt dư hay u mềm treo (acrochordons), thường ở mí mắt, cổ, nách
- bệnh da do tiểu đường
- bệnh da đục lỗ mắc phải (perforating dermatosis) (các nốt sẩn hình vòm và nốt có nút tăng sừng)
- U ban vàng (eruptive xanthoma) (các đám sẩn màu vàng với quầng đỏ, thường ở bề mặt căng phồng hoặc mông)
- da dày của bệnh nhân tiểu đường (ngón tay và bàn tay bị ảnh hưởng nhiều nhất)
- Hội cứng canxi hoá mạch máu và hoại tử da (calciphylaxis) (ban đầu xuất hiện như đau và đỏ cục bộ, sau đó nổi nốt dưới da và loét da hoại tử)
- Móng tay Terry là các móng tay màu trắng gần với dải ngang màu hồng ở phía xa; liên quan đến xơ gan, tiểu đường loại 2, suy tim và suy thận mãn tính.
- đối với bệnh nhân sử dụng insulin, đánh giá vị trí tiêm insulin hoặc các vị trí đặt để tiêm insulin qua bơm để tìm các dấu hiệu của chứng phì đại mỡ (lipohypertrophy)
- có thể xuất hiện dưới dạng các vùng nổi lên mềm, mịn có chiều ngang vài cm
- chứng phì đại mỡ có thể dẫn đến hấp thu insulin không đều, tăng biến đổi đường huyết và các đợt hạ đường huyết không rõ nguyên nhân
- tư vấn cho bệnh nhân và người chăm sóc của họ về việc luân chuyển vị trí tiêm thích hợp để giảm nguy cơ phì đại mỡ.
HEENT
(HEENT = HEENT = head, ears, eyes, nose, and throat examination = khám đầu, tai, mắt, mũi và họng)
- kiểm tra bộ răng vì bệnh nha chu nặng hơn và có thể phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường 1
- Suy giảm thính lực ở cả dải tần số cao và tần số thấp/trung bình thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường 1
- Mùi trái cây trong hơi thở (fruity odor on breath) và cảm giác thiếu không khí kèm theo thở nhanh là dấu hiệu của nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA)
- Các khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khi khám mắt ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 1
- bệnh nhân tiểu đường loại 2 nên khám mắt toàn diện và soi đáy mắt ban đầu do bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo thị lực thực hiện tại thời điểm chẩn đoán bệnh tiểu đường (ADA Grade B)
- tần suất khám bệnh theo dõi
- các kỳ kiểm tra tiếp theo do bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo thị lực khuyến cáo ít nhất hàng năm ở bệnh nhân bị bệnh võng mạc tiểu đường (ADA Grade B)
- Nếu không có bằng chứng về bệnh lý võng mạc khi khám mắt hàng năm ≥ 1 lần ở những bệnh nhân có đường huyết được kiểm soát tốt, hãy xem xét sàng lọc 1-2 năm một lần (ADA Grade B)
- nếu bệnh võng mạc đang tiến triển hoặc đe dọa đến thị lực, hãy khám mắt thường xuyên hơn (ADA GRADE B)
- Chuyển những bệnh nhân mắc bất kỳ trường hợp nào sau đây đến bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm trong việc quản lý bệnh võng mạc do tiểu đường (ADA GRADE A)
- phù hoàng điểm (macular edema) ở bất kỳ mức độ nào
- bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh (nonproliferative diabetic retinopathy) từ trung bình đến nặng
- bất kỳ bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh (proliferative diabetic retinopathy) nào
- sàng lọc bệnh võng mạc tiểu đường có thể được thực hiện bằng các chương trình y tế từ xa nếu:
- sử dụng chụp ảnh võng mạc (retinal photography) đã được xác thực với chức năng đọc từ xa của bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo thị lực (ADA Grade B)
- chương trình cho phép giới thiệu kịp thời đến khám mắt toàn diện khi được chỉ định (ADA Hạng B)
Khám tim
Đánh giá các dấu hiệu của suy tim, chẳng hạn như mạch nẩy bất thường hoặc tiếng tim T3 hoặc T4 (S3 and S4 sounds)
Khám Phổi
Đánh giá các dấu hiệu tắc nghẽn ở phổi có thể xảy ra trong suy tim
Khám Bụng
+ Đánh giá các dấu hiệu các bệnh đi kèm, chẳng hạn bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
+ Gan to (hepatomegaly) hoặc cổ chướng (ascites) có thể xảy ra trong suy tim
Khám chi (extremities)
+ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA khuyến cáo khám bàn chân ở những bệnh nhân đái tháo đường ít nhất hàng năm, thực hiện khám bàn chân toàn diện để đánh giá các yếu tố nguy cơ của loét bàn chân và cắt cụt chân.
+ Với những bệnh nhân có tiền sử loét bàn chân hoặc bằng chứng mất cảm giác (sensory loss), thực hiện việc khám bàn chân toàn diện trong mỗi đợt thăm khám lâm sàng (ADA Grade B)
+ Việc thăm khám nên bao gồm:
– Quan sát bàn chân, bao gồm móng chân; khám da để đánh giá sự hình thành mô sẹo (callous formation), tính toàn vẹn của da (skin intergrity), và loét bàn chân đái tháo đường;
– Đánh giá các dị dạng ở bàn chân (foot deformities): khám thần kinh (nghiệm pháp dây rung monofilament 10-g bên cạnh việc đánh giá bằng nghiệm pháp kim châm, nhiệt và/hoặc rung)
– Nếu mạch chày trước (pedal pulse) giảm hoặc bệnh nhân có các triệu chứng đau khi đi lại (claudication), cần đánh giá chỉ số huyết áp động mạch cổ chân – động mạch cánh tay (ankle-brachial index, ABI) và đánh giá mạch máu bổ sung.
Khám thần kinh
+ ADA khuyến cáo sàng lọc bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường:
– Sàng lọc tất cả các bệnh nhân cho bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường ít nhất mỗi năm một lần tại thời điểm chẩn đoán tiểu đường típ 2
– Sàng lọc bệnh lý đa dây thần kinh đối xứng ngọn chi (distal symmetric polyneuropathy) nên bao gồm việc hỏi bệnh sử kỹ lưỡng, và đánh giá sự khác biệt nhiệt độ hoặc cảm giác kim châm (đối với chức năng sợi nhỏ), cảm giác rung khi sử dụng một âm thoa 128 hertz (Hz) (cho chức năng sợi lớn), cảm giác chạm nhẹ với thử nghiệm 10 g monofilament để xác định nguy cơ loét và cắt cụt chi.
+ Thử nghiệm điện sinh lý (electrophysiological testing) hoặc giới thiệu đến bác sĩ thần kinh hiếm khi cần thiết trừ khi bệnh nhân có các đặc điểm lâm sàng không điển hình (atypical) hoặc chẩn đoán không rõ ràng.
+ Đối với những bệnh nhân ≥ 65 tuổi, đánh giá suy giảm nhận thức (cognitive impairment) và sa sút trí tuệ (dementia) khi khám lần đầu, hàng năm, và khi thích hợp (ADA Grade B) 1
+ Trong nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA), sự thay đổi cảm giác (sensation) hoặc trạng thái tâm thần (mental obtundation) có thể thay đổi từ lơ mơ (somnolence) hoặc ngủ lịm (lethargy) đến hôn mê (comatose).
BÌNH LUẬN