You dont have javascript enabled! Please enable it! Cơn rung nhĩ nhanh - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNội khoa

Cơn rung nhĩ nhanh

Hướng dẫn của SOMANZ về tầm soát và xử trí nhiễm trùng huyết trong thai kỳ
Giao thức xử trí hô hấp của bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 (COVID-19)
Sốc do giảm thể tích máu
Vô Sinh Nam
Cấp Cứu Ban Đầu Suy Hô Hấp Cấp

ĐẠI CƯƠNG

Cơn rung nhĩ nhanh (CRNN) có thể là kịch phát và trở lại nhịp xoang nhưng thường là kéo dài, phải điều trị cấp cứu. Biến chứng nguy hiểm nhất là tắc mạch và làm suy tim.

NGUYÊN NHÂN CHÍNH

Thường gặp trong các bệnh nhân van tim THA, thiếu máu cơ tim, nhiễm khuẩn cấp, cơn cường giáp, sau mổ, đặc biệt là ngộ độc rượu cấp (kể cả bia), có thể là vô căn.

CHẨN ĐOÁN DỰA VÀO

Dấu hiệu lâm sàng không đặc hiệu:

Khó thở, thoáng ngất, ngất, đột quỵ, tắc động mạch.

Điện tâm đồ

Rung nhĩ (RN) thường dễ phát hiện ở V1 với biểu hiện:

Không có sóng P, chỉ có sóng f lăn tăn.

Tần số thất rất nhanh, thường từ 120-200 ck/phút.

Hình ảnh RN trong hội chứng WPW:

Không có sóng P

Nhịp thất rất nhanh: 250 – 350 lần/phút.

QRS giãn rộng và biến dạng.

Đáp ứng thất hoàn toàn không đều (khác với CNN thất thường tương đối đều, nhịp thất dưới 200 lần/phút).

XỬ TRÍ

Thở oxy mũi 4-6 lần/phút.

Tiêm heparine tĩnh mạch 5000-10 000 đơn vị

Digoxine: 0,5mg (tiêm tĩnh mạch)

Amiodarone 300mg truyền tĩnh mạch trong 1 giờ, Có thể tiêm lại 2 lần/ngày.

Nếu không đỡ: làm sốc điện ngoài lồng ngực.

Nếu có kèm theo suy tim thì nên phối hợp digoxin 0,5mg trong dung dịch mặn 0,9% mỗi giờ.

Khi hết cơn, điều trị duy trì bằng các loại thuốc uống.

Với RN trong hội chứng W.P.W:

Nên dùng amiodarone hoặc flecainide (2mg/kg)

Không được dùng digoxine trong trường hợp rung nhĩ ở bệnh nhân có hội chứng W.P.W

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0