Độ pha loãng của huyết tương chứng và của huyết tương mẫu thử (trộn huyết tương bệnh nhân cần xác định yếu tố với huyết tương đặc hiệu thiếu yếu tố đó) có thể không giống nhau, cần nhận ra điều này khi biểu diễn trên biểu đồ. Ví dụ nếu độ pha loãng huyết tương chứng là {1/64, 1/128, 1/256} trong khi đó huyết tương mẫu thử là {1/4; 1/8; 1/16} bạn phải điều chỉnh lại kết quả cuối do khác biệt về độ pha loãng. Nếu chọn mức pha loãng 1/64 của huyết tương chứng là 100% và được dùng để suy ra yếu tố đông máu trong mẫu thử thì giá trị sau đó phải được chia cho 4 do khác nhau 4 lần độ pha loãng.
Nên nhớ nếu nồng độ của yếu tố đông máu trong huyết tương chứng cho bởi IU/dL thì huyết tương của mẫu thử nên được báo cáo với đơn vị IU/dL, dùng cùng đơn vị, không chuyển đổi. Đơn vị IU có nghĩa là huyết tương đó đã được chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế, đơn vị % nghĩa là nó chưa được chuẩn hóa.
Nên nhớ, bạn không thể pha loãng một thứ không có! Vì vậy nếu tất cả các mức pha loãng đều cho một thời gian kéo dài như nhau thì đồng nghĩa mức yếu tố <1IU/dL (hoặc <1%)
Nếu bạn biểu diễn nhiều mức pha loãng của huyết tương chứng nhưng chỉ 1 mức của huyết tương mẫu thử – bạn có thể luôn luôn tạo ra được một đường song song! Một số máy tự động làm điều này với mặc định rằng đường chứng và đường mẫu thử là song song. Tuy nhiên, 2 đường này có thể không song song (ví dụ bệnh nhân có chức ức chế). Vì vậy, bạn nên tránh chỉ sử dụng 1 điểm để xác định yếu tố đông máu.
Một số LABO ưa thích tính toán mức yếu tố đông máu cho mỗi độ pha loãng riêng biệt và sau suy ra bằng cách lấy trung bình giữa chúng, tuy nhiên điều này ít có lợi nếu 2 đường này song song.
Để chính xác, đường thẳng phải đạt độ dốc đầy đủ. Độ dốc tối thiểu không nên kéo dài dưới 50% thời gian đông của mỗi độ pha loãng 10 lần trong mẫu thử. Vì vậy, nếu độ pha loãng 1/10 cho ra thời gian là 40 giây thì độ pha loãng 1/100 nên cho thời gian đông tối thiểu 60 giây (40 [+50% của 40]=60)
Nếu bạn quyết định điều tra một xét nghiệm yếu tố đông máu của con đường chung (như II, V, X) vì cả PT và APTT đều kéo dài, đừng quên rằng có thể là trường hợp suy giảm nhiều yếu tố như ở bệnh nhân uống kháng vitamin K hoặc trường hợp suy giảm FV+VIII.
Nhớ rằng ở thang Log, nếu bạn ấn định độ pha loãng 1/10 là 100% thì 1/100 phải là 10% và 1/1000 phải là 1%.
Mức các yếu tố II, VII, IX, X thấp lúc sinh vì nó phụ thuộc vitamin K. Chúng đạt được mức như người lớn lúc 6 tháng tuổi.
GIỚI THIỆU
Để xác định mức các yếu tố V, VII, X và II, một phương pháp dựa vào thời gian PT được sử dụng.
NGUYÊN LÝ
Xét nghiệm các yếu tố đông máu dựa trên việc đo mức độ hiệu chỉnh PT khi huyết tương của bệnh nhân được cho thêm vào huyết tương thiếu yếu tố đặc hiệu cần đo.
PHƯƠNG PHÁP
Bạn cần một bút chì sắc, một thước kẻ trong, và có thể là một cục tẩy và một vài tấm biểu đồ Log-Log.
Pha loãng các mức huyết tương chứng và huyết tương bệnh nhân với dung dịch đệm (ví dụ: 1/5, 1/10, 1/20, 1/40, 1/80…)
Độ pha loãng | 1/10 | 1/20 | 1/30 | 1/40 | 1/80 | 1/100 | 1/1000 |
% hoạt tính | 100% | 50% | 33% | 25% | 12.5% | 10% | 1% |
Kiểm tra nồng độ của huyết tương tham chiếu chuẩn và đơn vị được dùng:
Huyết tương tham chiếu chuẩn có phải 100UI/dl? Nếu không, bạn phải điều chỉnh để đạt được con số này với bất kỳ yếu tố nào bạn cần suy ra từ mẫu tham chiếu này.
Đơn vị của huyết tương tham chiếu là IU/dl hay IU/ml hay %? Đảm bảo là bạn đã dùng cùng đơn vị và không đổi đơn vị IU hoặc %. Đơn vị IU có nghĩa là huyết tương đó đã được chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế, đơn vị % nghĩa là nó chưa được chuẩn hóa.
Vẽ kết quả – thường dùng biểu đồ Log-Log (thang đo logarithm ở cả trục X và trục Y). Mức pha loãng luôn luôn biểu diễn trên trục X và thời gian cục máu đông thể hiện trên trục Y. Độ pha loãng bắt đầu từ bên phải với độ pha loãng nhỏ nhất. Thời gian cục đông bắt đầu từ đáy trục Y, và khi thời gian cục đông tăng lên, bạn sẽ di chuyển theo trục Y.
NHỚ: Các trục là thang LOG (đối với xét nghiệm yếu tố dựa vào PT) và bạn cần đảm bảo rằng bạn định hướng vị trí thang đo chính xác.
Độ pha loãng nhỏ nhất của huyết tương chuẩn được ấn định giá trị 100% (100IU/dl). Tuy nhiên bạn có thể ấn định bất kỳ độ pha loãng nào của huyết tương chuẩn là 100% miễn là tất cả các độ pha loãng khác lấy giá trị này để tính toán, ví dụ nếu 1/10 được ấn định là 100IU/dl (hoặc 100%) thì 1/20 sẽ có giá trị 50IU/dl (50%), 1/40 sẽ là 25IU/dl (25%) và tiếp tục như vậy. Nếu 1/20 được ấn định là 100IU/dl (100%) thì 1/40 sẽ là 50IU/dl (50%) và tiếp tục.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Xem một ví dụ cụ thể ở video minh họa.
KHOẢNG THAM CHIẾU
Mỗi LABO phải xây dựng một khoảng tham chiếu riêng, nhìn chung đối với xét nghiệm yếu tố dựa vào PT một giai đoạn, khoảng tham chiếu nằm giữa 50-150% [50-150 IU/dL hoặc 0.5-1.50 IU/mL]
ĐỀ NGHỊ XÉT NGHIỆM NÀO TIẾP?
Nếu bạn tìm thấy kết quả FV giảm (tương tự nếu FVIII giảm), bạn nên đề nghị xét nghiệm FVIII (hoặc FV) để loại trừ rối loạn di truyền NST thường hiếm gặp.
Nếu bạn thấy FVII thấp, phải đảm bảo rằng nguồn yếu tố mô trong test PT được lấy có nguồn gốc từ người, vì một số đột biến gene F7 như FVII Padua có thể làm tăng sự biến thiên FVII phụ thuộc nguồn cung cấp TF trong test PT. Dù sao thì cũng nên sử dụng TF người tái tổ hợp, sẽ cho kết quả tương tự như trong in vivo.
Nếu bạn tìm thấy mức thấp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K – xem xét khả năng bệnh nhân đang uống warfarin hay suy giảm vitamin K thật sự? hay có thể là những đột biến gene liên quan đến mã hóa các protein liên quan đến chu kỳ vitamin K.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Girolami A, Sartori MT, Steffan A, Fadin MA. Recombinant thromboplastin is slightly more sensitive to factor VII Padua than standard thromboplastins of human origin. Blood Coagul Fibrinolysis. 1993 Jun;4(3):497-8.
Girolami A, Toffanin F, Gazzetta R. Factor VII survival studies in factor VII Padua abnormality. Acta Haematol. 1980;63(6):333-5.
Girolami A, Cattarozzi G, Dal Bo Zanon R, Toffanin F. Factor VII Padua 2: another factor VII abnormality with defective ox brain thromboplastin activation and a complex hereditary pattern. Blood. 1979 Jul;54(1):46-53.
BÌNH LUẬN