You dont have javascript enabled! Please enable it! Bỏng mắt ở trẻ em - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNHI - SƠ SINH

Bỏng mắt ở trẻ em

Vẹo cột sống
Trào ngược bàng quang niệu quản nguyên phát
U trung thất
Abcess quanh chóp răng ở trẻ em
Vỡ bàng quang ở trẻ nhỏ

ĐẠI CƯƠNG:

Nguyên nhân:

Nhiệt (nước sôi, hơi nóng, bòng lạnh,…)

Hoá chất (kiềm, axit, hơi cay, keo, dầu,…)

Tia xạ (tia cực tím, tia X, laser, …)

Tần suất:

Bỏng mắt đơn thuần: khoàng 10%

Kết hợp bỏng cơ quan khác: khoảng 90%

CHẨN ĐOÁN:

Bệnh sử:

Cần khai thác:

Tác nhân gây bỏng.

Thời gian tiếp xúc với tác nhân

Cần xử trí trước đó

Triệu chứng:

Triệu chứng cơ năng: 

Co quắp mi

Đau nhức mắt

Chảy nước mắt

Sợ ánh sáng

Giảm thị lực

Triệu chứng thực thể: tuỳ thuộc vào mực độ và nguyên nhân bỏng, có thể có các triệu chứng sau:

Bỏng da mi; phù mi

Kết mạc: cương tụ kết mạc nông, sâu; phù kết mạc; dị vật kết mạc.

Giác mạc: phù, đục, tổn thương cấu trúc biểu mô, nhu mô.

Phản ứng tiền phòng, tăng nhãn áp.

Đục thuỷ tinh thể (giai đoạn muộn).

Lâm sàng:

Phân độ bỏng – tiên lượng:

Độ Tổn thương Tiên lượng
I Vùng rìa và vùng kết mạc không bị ảnh hưởng Rất tốt
II Vùng rìa bị ảnh hưởng 3 múi giờ Kết mạc mắt bị ảnh hưởng 30% Tốt
III Vùng rìa bị ảnh hưởng 3 – 6 múi giờ Kết mạc mắt bị ảnh hưởng 30% – 50% Tốt
IV Vùng rìa bị ảnh hưởng 6 – 9 múi giờ Kết mạc mắt bị ảnh hưởng 50% – 75% Trung bình
Vùng rìa bị ảnh hưởng 9 – 12 múi giờ Kết mạc mắt bị ảnh hưởng 75% – 100% Nặng
V Toàn bộ vùng rìa bị ảnh hưởng Toàn bộ kết mạc bị ảnh hưởng Rất nặng

Biến chứng:

Mi mắt: dính mi mắt, quặm mi, rụng lông mi.

Kết mạc: viêm kết mạc, sẹo kết mạc, dính mi cầu, hội chứng khô mắt

Giác mạc: sẹo giác mạc, phù giác mạc, loét giác mạc, thủng giác mạc

Giảm thị lực, loạn thị không đều

Tăng nhãn áp cấp, glaucoma thứ phát

Đục thuỷ tinh thể thứ phát

Teo nhãn, viêm màng bồ đào

ĐIỀU TRỊ

Xử trí cấp cứu:

Là yếu tố then chốt trong điều trị bỏng.

Loại bỏ chất kích thích: Nhỏ tê tại chỗ Dicain 1%, lấy hết tất cả ngoại vật bằng tăm bông ướt vô trùng.

Rửa sạch cùng đồ, dẫn lưu rửa mắt với nước muối sinh lý hoặc Lactate Ringer. Đo và kiểm tra độ pH mỗi 15 phút cho đến khi pH=7

Bơm rửa lệ đạo bằng nước muối sinh lý để loại trừ các chất gây bỏng ở đường lệ đạo.

Điều trị tại chỗ

Kháng sinh nhỏ, tra tại mắt: Tobramycin, Ofloxacin, Moxifloxacin 6 lần/ngày

Kháng viêm steroid nhỏ mắt < 7 ngày và biểu mô giác mặc không tổn thương.

Nhỏ liệt điều tiết Atroppin 1% 2 lần/ngày.

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý; thay băng mắt hàng ngày.

Theo dõi nhãn áp; sử dụng Brinzolamide (Azopt) 4 lần/ngày trong trường hợp có tăng nhãn áp.

Điều trị toàn thân:

Giảm đau: Paracetamol 50mg/kg/ngày

Kháng sinh toàn thân.

Kháng viêm corticoide:Methylprenisolone 16mg: 1mg/kg/ngày.

Hạ nhãn áp (khi cần): Acetazolamide 15-20mg/kg/ngày.

Nâng đỡ thể tạng, tăng sức đề kháng: Vitamin C, Multivitamin.

Điều trị biến chứng:

Theo mức độ tổn thương

THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Bỏng nhẹ Thường lành toàn thân

Biểu mô giác mạc tái tạo, phù nhu mô giảm dần

Xuất kết mạc và mảng phù mọng tự hết

Bỏng trung bình Giác mạc tái tạo biểu mô chậm, nhất là các vùng trắng rìa và mạch máu thượng củng mạc. giác mạc vẫn phù mờ

Viêm màng bồ đào kéo dài dù có dùng thuốc.

Bỏng tiến triển → bán cấp Thời gian lành: hàng tuần đến hàng tháng. Tan nhuyễn dần mắt do viêm tiến triển, có huỷ protein, tân mạch và đục giác mạc. Glôcôm thứ phát do dính mống trước và làm sẹo vùng bè có thể gây mất thị lực.

Dính mi cầu bắt đầu ở pha bán cấp.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0