Trang chủNHI - SƠ SINH

Bài giảng nhi khoa: Suy hô hấp sơ sinh

ThS. BS. Hoàng Ngọc Dung

ĐỊNH NGHĨA

Rối loạn trao đổi khí giữa phế nang – mao mạch, dẫn đến thiếu oxy, tăng CO2, toan máu.

PaO2 < 60mmHg và/ hoặc PaCO2 > 50mmHg và pH < 7,2

Bình thường: PaO2 = 80-100mmHg, PaCO2= 35-45mmHg, pH=7,35-7,45

Thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sanh non. Tử vong do suy hô hấp đứng hàng đầu ở tử vong trẻ sơ sinh.

SINH LÝ BỆNH

Sự phát triển của phổi

Giai đoạn mô phôi: 3-6 tuần

Giai đoạn giả tuyến: 7-16 tuần

Giai đoạn ống nhỏ: 17-24 tuần

Giai đoạn nang: 24-34 tuần

Giai đoạn phế nang: 36 tuần – 2 tuổi.

Tính sống còn của thai: 24 tuần.

Sau 34 tuần phế nang mới hoạt động có hiệu quả.

Surfactant

Do tế bào phổi II sản xuất, gồm 90% lipid và 10% protein.

Vai trò: 

Làm giảm sức căng bề mặt, giảm xẹp phổi vào cuối kỳ thở ra, giãn phế nang

Tăng dung tích khí cặn chức năng

Surfactant giảm đi khi :

Ở trẻ sanh non : Phổi chưa trưởng thành → chưa sản xuất đủ surfactant

Ở trẻ đủ tháng: do giảm sản xuất hay bị phá hủy , ức chế khi có các yếu tố nguy cơ:

Mẹ dùng thuốc ( ức chế beta, ), mẹ bị bệnh (  tiểu đường,..)

Sanh mổ chưa khởi phát chuyển dạ

Thiếu Oxy máu, sanh ngạt

Giảm thể tích, hạ HA

Hạ thân nhiệt

Tổn thương phổi nặng ( VP hít phân su,..)

Thiếu surfactant → phế nang xẹp → RL  trao đổi khí → SHH

Dịch phổi

Phổi thai nhi tham gia vào việc tạo nên nước ối

Sau sanh, phổi ngừng bài tiết và tăng hấp thu vào máu và bạch huyết. 2/3 được hấp thu vào 4 giờ đầu sau sanh.

Hấp thu giảm khi có yếu tố nguy cơ:

Catecholamin giảm

Độ giãn nở của phổi, surfactant giảm

Không có tác dụng của sức ép lồng ngực khi sanh đường âm đạo

Khi lượng dịch phổi hấp thu chậm quá → RL trao đổi khí → SHH

Shunt trong phổi và ngoài phổi

Shunt trong phổi: phế nang xẹp → máu chảy qua phế nang nhưng không trao đổi được Oxy và CO2 → SHH

Shunt ngoài phổi: máu tĩnh mạch từ tim phải hay động mạch phổi chảy qua các lỗ thông liên nhĩ, liên thất, ống động mạch vào tim trái hay động mạch chủ  ( shunt Phải – Trái )→ máu không lên phổi nên không trao đổi được khí → SHH

Sự thích nghi của trẻ sơ sinh khi chào đời

Bắt đầu ngay khi chào đời đến nhiều ngày sau sanh.

Sự thích nghi của hệ hô hấp: tiếng khóc đầu tiên → phổi nở ra và bắt đầu trao đổi khí.

Sự thích nghi của hệ tuần hoàn: bào thai chỉ có 10-12% lượng máu lên phổi , còn lại đa số  máu từ nhĩ phải qua nhĩ trái bằng lỗ Botal ( 46%), và máu từ động mạch phổi vào động mạch chủ bằng ống động mạch ( 30%).

Sau sanh, cuống rốn bị cắt, áp lực máu bên phải giảm, các lỗ Botal và ống động mạch từ từ đóng lại ( sau vài ngay đến vài tuần) , kháng lực mạch máu phổi giảm  → máu lên phổi tăng  và bắt đầu trao đổi khí.

Sự thích nghi của hệ thần kinh: trung tâm hô hấp bắt đầu điều hòa nhịp thở.

Sự thích nghi của hệ chuyển hóa: những phút đầu sau sanh, trẻ thiếu oxy nên chuyển hóa con đường yếm khí, nên hồi sức tốt để tình trạng này không kéo dái. Trong máu vẫn còn tồn tại huyết sắc tố bào thai ( 60%-80%) có khả năng gắn nhiều Oxy hơn. Tỷ lệ này giảm dần , sau 6 tháng tuổi chỉ còn < 2%.

Tại phòng sanh, đánh giá sự thích nghi của trẻ ngay sau khi ra đời bằng chỉ số APGAR lúc 1 phút và 5 phút.

Bảng 1:  ĐÁNH GIÁ APGAR

  0 1 2
Nhịp tim Không nghe tim < 100 >100
Nhịp thở Không thở Thở chậm, rên Khóc to
Trương lực cơ Giảm nhiều Giảm nhẹ Bình thường
Phản xạ Không cử động Cử động yếu, nhăn mặt Cử động tốt

Ho, hắt hơi

Màu da Tím tái toàn thân Tím đầu chi Hồng hào

7-10 điểm: bình thường

4-6 điểm: ngạt nhẹ

< 4 điểm: ngạt nặng

CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

Thay đổi tần số thở

Thở nhanh > 60 lần/ phut    

Thở chậm < 30 lần / phút, thở nấc

Thở không đều, cơn ngưng thở dài > 15- 20 giây.

Cơn ngưng thở do:

Trẻ sanh non não chưa trưởng thành

Một số bệnh lý gây rối loạn chi huy ở trung tâm điều hòa nhịp thở trung ương

Kiệt sức sau một thời gian dài thở gắng sức

Thở gắng sức: Bảng điểm Silvermann (bảng 2)

Tím

Khi Hb khử (không gắn O2) > 3g/100ml

Đa hồng cầu: biểu hiện sớm

Thiếu máu: biểu hiện muộn

Tím ngoại biên (tím ở đầu chi) : do lạnh hay tưới máu kém

Tím toàn thân: tím ở da và niêm mạc (chi, thân, môi, lưỡi,..)

Tím phân biệt: phần trên cơ thể hồng, phần dưới cơ thể tím, do shunt P-T qua ống động mạch ( từ ĐM phổi sang ĐM chủ)

Bảng 2: BẢNG ĐIỂM SILVERMANN

  0 1 2
Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực< bụng Ngược chiều
Co kéo liên sườn _ + ++
Lõm hõm ức _ + ++
Cánh mũi     phập phồng _ + ++
Tiếng rên _ Qua ống nghe Nghe bằng tai

Nhẹ: < 3 điểm          Vừa: 3-5 điểm            Nặng: > 5 điểm

Chú ý việc đánh giá bảng điểm này còn bị ảnh hưởng bởi tuổi thai và tình trạng thần kinh.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0