You dont have javascript enabled! Please enable it! Bài giảng nhi khoa: Sơ sinh già tháng - THƯ VIỆN MEDIPHARM
Trang chủNHI - SƠ SINH

Bài giảng nhi khoa: Sơ sinh già tháng

Còn Ống Động Mạch Ở Trẻ Đẻ Non
Gẫy trên hai lồi cầu xương cánh tay
Tràn Khí Màng Phổi
Hạ Đường Máu Trong Các Rối Loạn Chuyển Hóa Bẩm Sinh
Bệnh Sởi

ĐỊNH NGHĨA

Trẻ sơ sinh > 42 tuần tuổi thai

Có thể nhẹ cân, đủ cân, lớn cân so với tuổi thai tùy theo chức nãng hoạt động của nhau thai.

NGUYÊN NHÂN

Chưa được biết rõ

Một số bệnh lý kèm theo: thai vô sọ, không có tuyến yên, giảm sản thượng thận, Có thể do sản xuất một số chất  nội  tiết của mẹ hay của thai kém hơn bình thường làm không thể chấm dứt thai kỳ đúng thời điểm

ÐẶC ÐIỂM SINH LÝ  VÀ CÁC VẤN ÐỀ ÐẶC BIỆT

Nếu nhau thai còn tiếp tục hoạt động tốt, bào thai tiếp tục phát triển, cho ra đời trẻ sơ sinh lớn cân so với tuổi thai ( LGA) và có thể gặp phải vấn đề như sang chấn sản khoa , hạ đường huyết. Nước ối giảm dần nên dây rốn có thể bị chèn ép gây suy thai.

Nếu chức nãng nhau thai đã giảm đi, bào thai không còn nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ, nên phải sử dụng lớp mỡ dưới da làm năng lượng. Kết quả cho ra đời trẻ sơ sinh giảm lượng mỡ dưới da và khối lượng cơ, gồm 3 giai đoạn theo Clifford:

Giai đoạn 1: 

Da nhăn , khô và rạn, tróc vảy, mất lớp mỡ dưới da, vẻ suy dinh dưỡng gầy yếu nhưng mắt mở và cử động tốt

Giai đoạn 2: 

Giống như giai đoạn 1, nhưng cử động yếu, suy thai, tẩm nhuận nước ối vàng ở da, dây rốn

Giai đoạn 3: 

Tương tự giai đoạn 1 và 2, nhưng da, móng tay chân, dây rốn xanh thẫm, nguy cơ chết lưu hay tử vong sau sanh cao.

Các vấn đề thường gặp

Tưới máu nhau thai kém dẫn đến thiếu oxy từ trong bào thai → ngạt → động tác thở → HÍT NƯỚC ỐI PHÂN SU

Thiếu oxy mãn tính trong tử cung → tăng erythropoietin bào thai và tăng sản xuất hồng cầu → ÐA HỒNG CẦU

Sử dụng glycogen dự trữ → dễ HẠ ÐƯỜNG HUYẾT          

LÂM SÀNG

Trẻ sơ sinh dài, gầy, vẻ suy dinh dưỡng, da nhăn khô rạn, không có lông tơ, móng tay chân dài. Tẩm nhuận nước ối ở da, móng và dây rốn.

Nguy cơ hội chứng hít ối phân su, hạ đường huyết, đa hồng cầu

CHĂM SÓC

Tại phòng sanh: Hít ối phân su:

Hút mũi miệng trước khi nhịp thở đầu tiên

Hút qua nội khí quản khi trẻ bị suy hô hấp Cung cấp Oxy và các biện pháp hỗ trợ hô hấp nếu cần

Tại phòng chãm sóc sơ sinh: 

Kiểm tra và ổn định đường huyết. Cho ăn sớm nếu không có chống chỉ định.

Kiểm tra và điều trị đa hồng cầu.

Ðiều trị viêm phổi hít (nếu có)

TÓM TẮT BÀI

Sanh non khi trẻ < 37 tuần tuổi thai

Sanh nhẹ cân khi cân nặng lúc sanh < 2500gam

Trẻ sanh non có các hệ cơ quan chưa phát triển đẩy đủ, chức năng chưa hoàn thiện, do đó dễ bị mắc một số  bệnh đặc thù: bệnh màng trong, cơn ngưng thở, trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột hoại tử, còn ống động mạch,…Trẻ sanh non cũng dễ bị nhiễm trùng, dễ rối loạn nước điện giải, đường huyết.

Chăm sóc trẻ sanh non: 

Chống ngạt

Ổn định thân nhiệt

Dinh dưỡng, nước, điện giải

Tầm soát bệnh lý ROP, điếc,.. VLTL thần kinh

Lưu ý chủng ngừa

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2009). Phác đồ điều trị nhi khoa. Nhà xuất bản y học, TP Hồ Chí Minh, tr.179-186.

Huỳnh Thị Duy Hương (2006). “Khám phân loại trẻ sơ sinh”. Bài giảng nhi khoa,  Nhà xuất bản y học, TP Hồ Chí Minh, tr.218-236.

Phạm Thị Thanh Tâm (2012). “Chăm sóc trẻ sanh non” .Tài liệu huấn luyện xử trí và chăm sóc sơ sinh căn bản, Bệnh viện nhi Đồng 1,tr.20=25

Drs.Robert Kliegma,Richard E.Behrman (2011). Nelson Textbook of Pediatrics. Elsevier Saunders, 19th ed, pp.550-558

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0