ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa:
Khoang sau họng là khoang mở rộng theo chiều dài của cổ, trải dài từ nền sọ đến trung thất tại vị trí phân đôi của khí quản, là khoang ảo nằm giữa lớp giữa và lớp sâu mạc cổ sâu, chứa hạch bạch huyết và mô liên kết
Áp xe thành sau họng là một dạng nhiễm trùng cổ sâu với sự tạo mủ bên trong khoang sau họng.
NGUYÊN NHÂN:
Nhiễm trùng lan rộng từ khoang miệng (viêm họng, viêm Amidan, viêm VA,…), viêm hạch vùng cổ,….
Tần suất:
Đối với trẻ <20 tuổi, tần suất mắc bệnh là 4,1/100.000 (năm 2012)
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng:
Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, lạnh run, mạch nhanh, thở nhanh
Biểu hiện tại chỗ: đau họng, khó nuốt, đau khi nuốt, khít hàm, cứng gáy
Biểu hiện hô hấp: khó thở do phù nề hẹp ống họng hay do đọng đàm nhớt. khó thở sẽ tăng khi nằm ngửa.
Cận lâm sàng:
Công thức máu: bạch cầu tăng cao, đặc biệt là đa nhân trung tính.
Vi sinh: cấy mủ làm kháng sinh đồ
X-quang cổ nghiêng: dày khoàng Henle
Siêu âm: có thể giúp ích trong các trường hợp hướng dẫn chọc hút áp xe.
CT scan có tiêm thuốc cản quang: giúp chẩn đoán xác định, phân biệt với viêm mô tế bào, hướng dẫn trong phẫu thuật rạch dẫn lưu áp xe.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị:
Bảo đảm đường thở
Kháng sinh tĩnh mạch
Rạch dẫn lưu càng sớm càng tốt khi có chẩn đoán
Điều trị nội khoa:
Sử dụng kháng sinh phổ rộng, đường tĩnh mạch và liều cao.
Nhóm kháng sinh thường dùng trên lâm sàng:
Cepalosporin thế hệ III kết hợp Metronidazole:
Cefotaxim: 100-200mg/kg/24 giờ TTM
Ceftriaxone: 50-75mg/kg/24 giờ
Ceftazidim: 50-100mg/kg/24 giờ
Metronidazole: 30mg/kg/24 giờ chia 3 lần
Nếu có kết quả kháng sinh đồ: sử dụng kháng sinh theo kết quả cấy.
Điều trị ngoại khoa:
Rạch dẫn lưu rộng, càng sớm càng tốt, có thể rạch trong họng hoặc rạch cạnh cổ, để hở da.
Đặt dẫn lưu qua đường rạch.
THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Theo dõi
Công thức máu mỗi 24 giờ
Sinh hiệu
Tình trạng vết mổ
Chăm sóc vết mổ: bơm rửa hàng ngày bằng Oxy già pha loãng, nước sạch và Povidine pha loãng.
Tái khám
Tái khám sau xuất viện 1 tuần, đành giá tình trạng vết mổ, khâu da thì 2.
BÌNH LUẬN