ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa
Tổn thương cấp tính, nguyên phát hay do đợt bùng phát cấp tính của bệnh lý mạn tính vùng quanh chóp
Nguyên nhân
Do nhiễm khuẩn: do bệnh tủy lan tràn qua vùng mô quanh chóp.
Do sang chấn: răng bị chấn thương do tai nạn hoặc chấn thương khớp cắn
Do sai sót trong điều trị: có thể do điều trị nội nha vô tình đi quá chóp răng, do miếng trám quá cao.
Phân loại
Áp xe quanh chóp cấp.
Áp xe quanh chóp mạn.
CHẨN ĐOÁN
Bệnh sử:
Dựa vào hỏi bệnh, khám răng, vùng quanh răng, hạch, dấu hiệu toàn thân, X-quang.
Lâm sàng:
Dựa vào các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể
Dấu hiệu tại chỗ rõ, đôi khi kèm dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi, sốt, có hạch dưới hàm hoặc dưới cằm
Tiến triển nhanh, từ nhẹ tới sưng dữ dội.
Răng đau tự phát, liên tục.
Răng đau nhức dữ dội khi gõ, sờ.
Răng có thể lung lay, trồi cao.
Nướu đỏ đau, mô lỏng lẻo
Mức độ đau ngày càng tăng do mủ tích tụ nếu không dẫn lưu sẽ lan rộng và tạo thành viêm mô tế bào.
Cận lâm sàng:
Răng không đáp ứng với thử điện và lạnh nhưng với nóng thì đau
X-quang (phim quanh chóp, panorex) có vùng thấu quang quanh chóp răng có thể lan tỏa cả sang vùng chóp răng bên, giới hạn không rõ rệt, vùng dây chằng giãn rộng
Chẩn đoán phân biệt
Viêm tủy răng: cơn đau tự nhiên nhưng giữa các cơn đau thì hết hẳn Gõ dọc răng trong viêm tủy cấp đau nhưng đau ít.
Abscess nha chu quanh răng: là bệnh nha chu, không liên quan đến tủy, luôn có túi nha chu, thăm dò thấy có dịch, thử to và điện thì tủy còn sống.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị:
Chủ yếu là điều trị ngoại trú. Trường hợp gây ra biến chứng tại chỗ như viêm mô tế bào vùng mặt nặng nề, viêm tủy xương hay biến chứng xa như nhiễm trùng huyết… cần nhập viện điều trị.
Điều trị nội khoa:
Tùy thực tế lâm sàng có thể lựa chọn thuốc cho phù hợp dùng 5-7 ngày:
Kháng sinh: Dùng kháng sinh nhóm Macrolit, nhóm
Penicillin, nhóm Cephalosporin thế hệ I hoặc II. Đường uống hay đường tiêm TM tùy vào tình trạng bệnh nhân.
Kháng viêm:
Trường hợp nhẹ: Dùng kháng viêm dạng men hay kháng viêm non steroids, kháng viêm steroids đường uống. Trường hợp nặng: Dùng kháng viêm steroids đường tiêm TM
Giảm đau: Dùng thuốc giảm đau thông thường (acetylcystein)
Điều trị can thiệp:
Nội nha (trong các trường hợp còn lại)
Rạch abscess để thoát mủ nếu có.
Nhổ răng trong trường hợp răng không thể phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ hoặc điều trị nội nha không thành công.
Đối với răng sữa bị abcess răng diều trị nội nha thường không thánh công ta chọn giải pháp nhổ răng kết hợp điều trị nội khoa.
THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Hàng ngày chải răng đúng cách và ngay sau khi ăn.
Tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa.
Cho trẻ súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng.
Không nên cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như: kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy…
Tăng cường sức đề kháng của mô cứng răng bằng các biện pháp dùng fluor toàn thân (dùng viên fluor, fluor hóa muối ăn, fluor hóa nước uống) hay tại chỗ (kem đánh răng hay nước súc miệng có fluor); cung cấp một chế độ ăn cân đối cho cả mẹ và con.
Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần Không nên chờ đến khi trẻ có áp-xe răng hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.
BÌNH LUẬN